Đầu tư phát triển và tạo điều kiện cho logistic là một phần quan trọng trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Là doanh nghiệp xuất khẩu gạo, bà Huỳnh Thị Bích Huyền luôn gắn bó và thấu hiểu với nông dân trồng lúa, chịu cảnh giá cả bấp bênh, một phần cho rằng sở dĩ giá cả và đầu ra còn thấp, một phần ảnh hưởng từ khâu vận chuyển xuất khẩu.
Phát biểu Bà HUỲNH THỊ BÍCH HUYỀN - Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát: “Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, là nhiều lúc không đủ container mà những hợp đồng đó chúng tôi phải đi, mà không đi được, lúc đó chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn”
Theo thống kê hằng năm, ĐBSCL có nhu cầu vận chuyển xuất nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn hàng hóa. Tuy nhiên, vùng còn thiếu các trung tâm Logistics trọng điểm & các hệ thống trung tâm vệ tinh.
Phát biểu Bà NGUYỄN TÚ UYÊN - Chủ tịch HĐQT, Công ty TNHH Dịch vụ Vận chuyển CMU Logistics, TP Hồ Chí Minh: “Một số doanh nghiệp xuất khẩu có tiềm năng thì họ sẽ xây dựng khâu sơ chế của họ, còn một số họ chưa tự trang bị cho mình thì họ sẽ đến những nơi gia công với giá cao và không quản lý được chất lượng của hàng”.
Hiện 13 tỉnh ĐBSCL chỉ có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4.39% số lượng doanh nghiệp logistics của cả nước, trong đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp rất hạn chế.
Ông TRẦN THANH HẢI - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương: “Phải tạo được một mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất thương mại trong vùng với các doanh nghiệp logistics điều nầy là trách nhiệm của các doanh nghiệp riêng cũng phải kể đến vai trò thúc đẩy của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn cũng như các hiệp hội cũng như vai trò của VCCI.”
Hiện nay, với chủ trương tập trung vào chất lượng nông sản, tăng tỷ lệ chế biến sâu ở tất cả các ngành hàng, thực hiện hiệu quả chuỗi giá trị hàng hoá, thì vai trò của logistics càng trở nên quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu này.