Vụ Đông Xuân 2022 - 2023, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Công ty CPTM Quảng Trị triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay máy cấy, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tại xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh,Quảng Trị. HTX Tiên Mỹ đã triển khai mô hình sản xuất giống lúa ST25 trên diện tích 14 ha. Vùng sản xuất liền vùng liền thửa. Để tổ chức thực hiện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ hỗ trợ 50% giống và vật tư, một công ty thương mại hỗ trợ cấp 50% giống và vật tư, cuối vụ sẽ thu tiền bằng khấu trừ thu mua lúa. Hiện nay cây lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị trổ, cán bộ kỷ thuật đã chỉ đạo phun chế phẩm thảo mộc để giúp lúa trổ đều, tập trung, tránh sâu bệnh hại.
p/v bà Trần Thị Đông - thôn Tiên Mỹ 2, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh Gia đình tôi mới làm thử nghiệm vụ đầu. Năm nay làm 1,5 mậu (0.75 ha) nhưng mà khi làm phân đưa ra nhiều cũng có e ngại nhưng làm một thời gian bón phân lót đến phân thúc... thì thấy cây lúa chắc cây khỏe. Đến nay lúa bắt đầu trổ, thấy cây lúa tốt và chắc cây. Mong thời tiết thuận lợi, lúa trổ thuận lợi thu hoạch được, giá cả tốt cho bà con, xuất ra thị trường và làm tiếp những vụ sau
Điểm khác biệt của mô hình sản xuất hữu cơ so với các mô hình đại trà là sử dụng phân bón hữu cơ Sepon, chế phẩm sinh học, phân chuồng hữu cơ hoai mục, dùng máy cấy để cấy. Từ đó sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, bảo vệ sức khỏe người sản xuất;
Về lâu dài, sử dụng phân bón hữu cơ làm tăng độ phì của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu hiệu. Các cán bộ kỷ thuật cũng luôn bám sát đồng ruộng, xác định các thời điểm triển khai phun chế phẩm để cây lúa sinh trưởng phát triển.
p/v ông Lê Chí Công – Trưởng trạm Khuyến nông Vĩnh LinhĐối với mô hình lúa hữu cơ chúng tôi sử dụng thảo mộc như đạm cá, thân cây lên men, thảo mộc tỏi ớt… để thay thế cho phân hóa học và chúng tôi phun 6 lần cho một vụ trên cây lúa. Và thảo dược vừa giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt đồng thời không để lại các tàn dư các chất ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dung. Và việc sử dụng có thảo mộc này sẽ làm cho đất ở các vụ sau phì nhiêu hơn. Đất đảm bảo, hạn chế được tàn dư các loại thuốc và phân hóa học trong đất đồng thời giúp cho hệ sinh thái của đồng ruộng phát triển tốt hơn ví dụ như tôm cá có thể phát triển được trên đồng ruộng lúa hữu cơ này. Và đây cũng là tiền đề cho việc mở rộng diện tích sử dụng các chế phẩm theo hướng sinh học, theo hướng an toàn cho người sử dụng trên địa bàn huyện
Mô hình trồng lúa hữu cơ này phần nào cho thấy nông dân tiếp nhận được kỹ thuật chuyển giao, nâng cao năng lực, trình độ thâm canh.
Ngoài hiệu quả kinh tế mang lại mô hình còn có tác động lớn về mặt môi trường, xã hội. Nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong việc sản xuất lúa hữu cơ, đảm bảo sản phẩm an toàn. Sản phẩm có sức tiêu thụ rộng rãi, đáp ứng chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.