Nhiều hộ dân tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tái chế rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất, giúp hạn chế ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm sạch.
Tái chế rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất
Rác thải sinh hoạt, mùng cưa, bả mía, trấu… Từ lâu, đây được xem là sản phẩm thừa được bà con nông dân chôn lấp hoặc vứt bừa bãi ra sông rạch hay khu dân cư làm ô nhiễm nguồn nước. Do đó, việc tận dụng nguồn phế phẩm trên để phục vụ sản xuất sạch chính là cách giúp người dân tiết kiệm chi phí đầu tư và hạn chế ô nhiễm. Theo các nhà chuyên môn, đây cũng là nguồn tài nguyên quý cho nền nông nghiệp sạch được khuyến khích hiện nay.
Phát biểu PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa – Phó trưởng Bộ môn khoa học đất, khoa Nông nghiệp, trường ĐH Cần Thơ:“Đây là mô hình rất bền vững cũng như mang tính về mặt sinh thái nó tốt cho môi trường sinh thái của chúng ta. Là tại vì các sản phẩm mình tạm gọi là phụ phẩm trong nông nghiệp thì trong đó có rau củ quả từ các chợ hay nhà bếp của chúng ta thì hoàn toàn chúng ta có thể tái sử dụng để làm phân bón hữu cơ.”
Sống bằng nghề trồng rau bán tại các chợ trong vùng, những vài năm trở lại đây giá cả phân bón tăng mạnh khiến sản xuất không có lãi nên ông Trần Văn Đông ở ấp 1 xã Hòa An đã nghĩ ra cách ủ phân hữu cơ để sử dụng cho vườn rau để giảm chi phí đầu tư. Theo đó ông chuẩn bị sẳn cái hố sau nhà, rác thải sinh hoạt hàng ngày ông Đông cho đổ xuống đó. Để cho một thời gian cho rác thải oai mục, ông Đông đào lên phơi khô sao đó ủ với các men vi sinh rồi dữ trử bón cho cây trồng. Chính từ cách làm này mà gần 2 năm qua vườn rau của ông không tốn chi phí phân bón mà còn đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Phát biểu Ông TRẦN VĂN ĐÔNG - Xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Lợi nhuận rất nhiều vì mình chỉ tốn công nên giúp giảm chi phí, không phải mua thuốc. Dùng phân hữu cơ nên khi sử dụng rau mình rất sạch.”
Hiện nay, trước thực trạng giá phân bón hóa học ngày càng tăng cao và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng, việc tận dụng dụng phế phụ phẩm để làm phân bón hữu cơ ngày càng được chú trọng hơn. Qua đó giảm thiểu được chi phí xử lý rác và bảo vệ môi trường.