Do thiếu phương tiện hoạt động nên lực lượng Kiểm ngư Quảng Bình gặp khó khăn trong công tác tuần tra, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển…
Kịch bản PSTH (phản ánh thường):
Kiểm ngư Quảng Bình đối mặt nhiều khó khăn
MC: Vào tháng 12/2023, tỉnh Quảng Bình có quyết định thành lập Phòng Kiểm ngư thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình. Lực lượng kiểm ngư đã tích cực hoạt động trong nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tàu cá trên biển theo quy định. Qua đó góp phần vào việc cùng cả nước sớm gỡ thẻ vàng IUU. Tuy nhiên, hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển của lực lượng Kiểm ngư Quảng Bình vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Theo quy định của Luật Thủy sản 2023, thì lực lượng Kiểm ngư địa phương (trong đó có Kiểm ngư Quảng Bình), chỉ có chức năng, quyền hạn kiểm tra, phát hiện vi phạm và lập biên bản, không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Việc ra quyết định xử phạt thuộc thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành của Sở NN-PTNT hoặc lực lượng bộ đội biên phòng. Thực tế này đang làm giảm hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm ngư địa phương và gây ra nhiều khó khăn cho ngư dân.
Phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Ánh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.
“Về thủ tục nộp phạt đưa về chi cục thủy sản, phải đi lên đi xuống làm thủ tục rất rườm rà, chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng cấp trên là tạo mọi điều kiện để ngư dân chúng tôi được xử phạt trên biển”.
Hiện khó khăn Khó khăn lớn nhất của lực lượng kiểm ngư Quảng Bình là thiếu phương tiện để thực hiện những chuyến tuần tra kiểm soát trên biển.
Chủ lực cho nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tàu cá trên biển là con tàu Tàu có số hiệu VN 94429 KN, có công suất gần 400 CV được trang bị cho lực lượng kiểm ng đã sử dụng gần 30 năm nay. Hiện tàu đã xuống cấp nghiêm trọng với tình trạng đáy tàu bị thủng, anh em phải dùng xi mắng đổ bê tông “vá” lỗ thủng để nước khỏi tràn vào. Nhiều trang thiết bị trên con tàu này cũng hư hỏng nặng và không thể ra biển được. Lực lượng Kiểm ngư phải tuần tra, kiểm soát trên biển với phương tiện ca nô cao tốc. Do không phù hợp với việc tuần tra với thời gian trên biển nên ca nô cũng đã nhanh xuống cấp và phải sửa chữa nhiều lần. Việc tuần tra, kiểm soát trên biển rất thiếu an toàn với lực lượng kiểm ngư.
Phỏng vấn ông Dương Tiến Quang, Thuyển trưởng tàu Kiểm ngư tỉnh Quảng Bình :
“Tàu này giờ chỉ có đi gần ven bờ, gần thôi, không thể đi xa được, đi trong phạm vi hai tiếng đồng hồ là mình phải vào rồi, chứ không thể đi trong một ngày hay hai ba ngày được, chỉ có tàu to mới đi được dài ngày”.
Việc lực lượng Kiểm ngư Quảng Bình phải dử dụng ca nô công suất nhỏ để tuần tra, kiểm soát trên biển là một thách thức trong nhiệm vụ. Trong khi đó, nhiều tàu cá ngư dân hoạt động trong khu vực biển có kích thước rất lớn, công suất lên đến 1.600CV, tốc độ từ 12 – 15 hải lý/giờ. Việc cặp vào tàu lớn để kiểm tra xử lý và việc rượt đuổi trên biển gặp rất nhiều khó khăn và thực sự nguy hiểm đối với cán bộ làm nhiệm vụ kiểm ngư của địa phương.
Phỏng vấn ông Lê Văn Thảo, Phó Trưởng phòng Kiểm ngư Quảng Bình
Quảng Bình có gần 120km bờ biển và hiện có trên 3.900 tàu cá có chiều dài trên 6m đang hoạt động khai thác thủy hải sản trên biển. Để tăng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tàu cá hoạt động trên biển của lực lượng Kiểm ngư, tỉnh Quảng Bình đã đề xuất Trung ương trang cấp tàu Kiểm ngư công suất 1.000CV để thực hiện hiệu quả công tác kiểm ngư trong thời gian tới. Hiện, lực lượng Kiểm ngư Quảng Bình phải phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tuần tra, kiểm soát trên biển.
Phỏng vấn ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng, Chi Cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình
“Trong những điều khó khăn như vậy, Chi cục thủy sản được Sở Nông nghiệp chỉ đạo, UBND tỉnh chỉ đạo là tiếp tục làm công tác tuyên truyền, phối hợp vơi các lực lượng đặc biệt là lực lượng Biên phòng kiểm tra xử lý ngay từ cửa sông, đảm bảo những con tàu không đủ điều kiện thì không cho đi biển”
Không có đủ phương tiện để chủ động thực hiện nhiệm vụ đang là khó khăn lớn nhất của lực lượng Kiểm ngư Quảng Bình. Hy vọng khó khăn này sẽ sớm được giải quyết. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, việc tuần tra, kiểm soát trên biển đang cần thiết hơn bao giờ hết để sớm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu.