Thứ trưởng Hoàng Trung làm việc với các địa phương phía Nam. Việt Nam trở thành nhà cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc. Thanh Hóa: Cây dược liệu góp phần xóa đói giảm nghèo. Đắk Nông: Thiếu lao động thu hoạch cà phê.
Tin 1
Thứ trưởng Hoàng Trung làm việc với các địa phương phía Nam
Thực hiện: Kim Sơ
Hôm nay, 23/10, tại TP Phan Thiết, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024; triển khai kế hoạch năm 2025 vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và phổ biến Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa”.
Theo Cục Trồng trọt, sản xuất lúa cả năm 2024 tại vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên ước đạt hơn 1 triệu ha (giảm 3,8 nghìn ha), song năng suất ước đạt hơn 60 tạ/ha (tăng 0,37 tạ/ha) và sản lượng ước hơn 6,2 triệu tấn (tăng 15,6 nghìn tấn) so với năm 2023.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung đánh giá cao các địa phương đã linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo sản xuất trồng trọt năm 2024. Từ đó, đã đạt kết quả nổi bật được ghi nhận trong sản xuất lúa, cũng như các cây công nghiệp và cây ăn quả. Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt các tỉnh rất chủ động xây dựng đề án và các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho từng cây trồng cụ thể theo định hướng, chủ trương của Bộ NN-PTNT.
Tin 2
Việt Nam trở thành nhà cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc
Thực hiện: Linh Giang (khai thác)
Với 460.000 tấn chuối được xuất khẩu sang Trung Quốc đạt giá trị gần 190 triệu USD. 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã vượt Philippines trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho thị trường này và chiếm 40% thị phần. Thống kê của cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,13 triệu tấn, trị giá 592,1 triệu USD. Nguyên nhân khiến lượng nhập khẩu chuối từ Việt Nam tăng được cho là do thời tiết tại Philippines không thuận lợi, khiến sản lượng chuối giảm và giá cao hơn. Mặc dù chuối Philippines vẫn được ưa chuộng tại Trung Quốc nhờ hương vị, nhưng hiện nguồm cung khan hiếm và chi phí cao
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có gần 1.000 loài cây dược liệu với 5.000 ha trồng trên đất nông nghiệp và 94.000 ha trồng dưới tán rừng của đất lâm nghiệp, tổng sản lượng sau khi thu hoạch đạt 550 tấn/năm. Trong số đó có khoảng 20 loài dược liệu quý như ba kích, đinh lăng, củ mài, hòe, hương nhu trắng, ích mẫu, quế, sa nhân, huyền sâm, xuyên tâm liên, nghệ vàng, cà gai leo... chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi như Quan Sơn, Chánh, Bá Thước…
Để khuyến khích phát triển vùng trồng, các địa phương trong tỉnh đã mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật trồng cây dược liệu cho nông dân miền núi xứ Thanh, đồng thời đấu nối với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho bà con. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và đang góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm ngèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Tin 4
Đắk Nông: Thiếu lao động thu hoạch cà phê
Thực hiện: Linh Giang ( Khai thác)
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông, niên vụ cà phê năm 2024, toàn tỉnh cần hơn 255.000 lao động để thu hoạch khoảng 131.000ha cà phê. Trong khi đó, nguồn lao động tại địa phương chỉ có hơn 122.000 người, đáp ứng được khoảng 47% nhu cầu. Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh này, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế mà còn liên quan trực tiếp đến đời sống của rất nhiều hộ dân ở tỉnh Đắk Nông. Việc thiếu hụt lao động không chỉ gây khó khăn đến tiến độ thu hoạch mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cà phê. Thiếu nhân công sẽ khiến nhiều gia đình không thể thu hái cà phê không đúng thời điểm, dẫn đến ảnh hưởng chất lượng hạt cà phê sau này.