Thiệt hại do thiên tai gấp hơn 9 lần năm 2023. HanoPhavico - 25 năm kiến tạo giá trị cùng người chăn nuôi. Định hình lại vấn đề xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Nâng tầm thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Chiều nay, 10/12, Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả Báo cáo đánh giá phục hồi đa ngành sau bão Yagi và Gặp mặt cuối năm các Đối tác quốc tế năm 2024. Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, năm 2024, toàn thế giới phải đối mặt với tổn thất nặng nề bởi thiên tai. Trong những khó khăn đó, công tác hỗ trợ đã được kích hoạt nhanh chóng, ngay khi bão chưa tan, lũ chưa rút. Không chỉ mang tính cấp thiết mà đến giờ phút này Bộ NN-PTNT vẫn liên lục nhận được những cam kết của tổ chức, đối tác quốc tế về hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
Năm tới, tuy rất không mong đợi, nhưng chúng ta vẫn cần phải sẵn sàng tinh thần tiếp tục đối mặt với rủi ro thiên tai. Chúng ta cần tiếp tục đoàn kết, duy trì sự quyết tâm và tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu đã xác định.
Theo thống kê chưa đầy đủ, thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra trong 3 Quý đầu năm nay ước tính đã lên đến 280 tỷ USD, trong khi thiệt hại toàn năm 2023 là 260 tỷ USD. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay thiên tai đã khiến hơn 500 người chết, mất tích. Tổng thiệt hại ước tính trên 88.700 tỷ đồng - gấp hơn 9 lần năm 2023.
Tin 2
25 NĂM KIẾN TẠO GIÁ TRỊ CÙNG NGƯỜI CHĂN NUÔI
Hùng Khang sản xuất
Sáng nay tại Hà Nội công ty HanoPhavico đã tổ chức lễ kỷ niệm thành lập 10 năm Hanofeed và 25 năm thành lập phavico. Tại lễ kỷ niệm ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT chia sẻ, trong những năm qua Công ty HanoPhavico đã luôn chú trọng cập nhật và cải tiến dây chuyền công nghệ, đảm bảo tối ưu hoá quy trình sản xuất, cho ra đời các sản phẩm chất lượng đến tay người chăn nuôi, đồng thời bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
Ông Hoàng Nam Trung, Tổng giám đốc HanoPhavico cho biết thêm, Các dòng sản phẩm của công ty đa dạng dành cho heo, gà, vịt luôn được cải tiến với công nghệ đột phá, giúp tối ưu hiệu suất chăn nuôi, giảm tiêu tốn thức ăn và gia tăng lợi nhuận cho khách hàng. Từ những lợi đó, HanoPhavico hy vọng công ty sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu, uy tín trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
ĐỊNH HÌNH LẠI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT NAM
Kim Anh sản xuất
Tại hội thảo "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt" diễn ra chiều nay, 10/12, nhiều đại biểu nhận định, ở quy mô quốc tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia có sự nhận biết rộng rãi, cũng như thiếu vắng các thương hiệu gạo của doanh nghiệp trên kệ bán lẻ thế giới. Việc đưa thương hiệu gạo quốc gia của Việt Nam trở nên quen thuộc và trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng trên khắp thế giới, vừa là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, địa phương, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong giai đoạn hiện nay.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng, đã đến lúc định hình lại vấn đề xây dựng lại thương hiệu gạo Việt Nam. Phải có quy chế chuẩn từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói... dành cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng, quan trọng là phải giữ vững chất lượng. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang triển khai để giao đơn vị trực thuộc Bộ triển khai quản lý sử dụng Nhãn hiệu gạo Việt Nam do quy định về tài sản công.
Tin 4
NÂNG TẦM THƯƠNG HIỆU SÂM NGỌC LINH
Hoàng Tuấn Anh
Hôm nay, ngày 10/12, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM tổ chức hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Tại sự kiện, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, người dân trồng sâm đã chia sẻ nhiều thông tin giá trị về chăm sóc, quản lý, nâng tầm sâm Ngọc Linh; Công bố kết quả nghiên cứu so sánh giá trị sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu. Từ đó, khẳng định giá trị sâm Ngọc Linh, giúp người tiêu dùng có thông tin chính thống để lựa chọn các loại sâm phù hợp với giá trị, chất lượng.
Huyện Tu Mơ Rông hiện đã phát triển được 2.800ha sâm Ngọc Linh, lớn nhất nước. Tuy nhiên để phát huy tối đa giá trị của giống cây được mệnh danh là Quốc bảo của Việt Nam này, cần phải có bài toán dẹp bỏ nạn sâm giả gây hại cho người tiêu dùng.