Tại Bến Tre, hàng nghìn hồ nổi được xây dựng để tích trữ nước đã phát huy hiệu quả tốt và được coi là một trong những biện pháp để ứng phó với hạn mặn.
Tích nước bằng hồ nổi để ứng phó với hạn mặn
Đây là mô hình xây hồ nổi để trữ nước ngọt chống hạn - mặn đầu tiên tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre của anh Đặng Hồng Sơn chủ cơ sở sản xuất cây giống sầu riêng ở ấp An Quy, xã Long Thới thực hiện từ cuối năm 2019. Đó cũng là năm hạn mặn đỉnh điểm lên tới 13/1000, nước không thể dùng để tưới cho cây. Cuối cùng, anh Sơn đã nghĩ ra cách xây dựng hồ nổi tương tự như những hồ nuôi tôm công nghiệp của nông dân vùng ven biển với dung tích khoảng 200 khối nước. Nhờ vậy mà anh Sơn đã tránh được thiệt hại trên 1 tỷ đồng.
Anh ĐẶNG HỒNG SƠN
Ấp An Quy, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, Bến Tre
Không có hạn mặn thì em sẽ duy trì để tiếp tục tưới cho vườn cây , rồi nắng hạn thì mình cũng có tưới không phục thuộc vào nước lớn nước ròng . Hết ở đây của em là 5.000m2 sử dụng khoảng 7-10 ngày . Nếu những năm tới hạn mặn gay gắt hơn. Thì mình cũng có nền tảng , mình đã chuẩn bị sẵn hết rồi , nhân rộng hoặc mỏ rộng hồ nổi ra , rồi sà lan rồi những dụng lấy nước mình cũng đã chuẩn bị sẵn sàng hết rồi, không phải là đợi tới hạn mặn. mình mới đi tìm kiếm , mình đã chuẩn bị sẵn sàng hết đối phó với hạn mặn, cho nên giờ hạn mặn mình chả sợ nữa.
Đến nay mô hình này đã nhân rộng ra toàn huyện Chợ Lách và các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long. Hiện, Chợ Lách có hàng nghìn hồ nổi trữ nước trên cạn với dung tích từ 200 – 500 khối; hàng nghìn túi chứa nước từ 25 khối dùng để phục vụ tưới cây và phục vụ sinh hoạt trong 3-7 ngày. Đây đang được coi là một trong những giải pháp phi công trình phòng chống hạn mặn rất hiệu quả và được Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre khuyến cáo cho người dân thực hiện.
Ông HUỲNH QUANG ĐỨC
Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre
Hiện nay, tôi đánh giá ở Chợ Lách trên 1.000 hồ , dung tích từng hồ trên 500 mét khối, rất là lớn và người ta trữ nước. Vùng cây ăn trái huyện Châu Thành người ta đào ao trải bạt trữ nước trong mương. Hạn mặn tới thì người ta xả bạt xuống, thành ra trữ nước là việc rất quan trọng.
Bên cạnh đó, ngành nông nông nghiệp tỉnh Bến Tre cũng hướng dẫn bà con nhiều biện pháp như kiểm soát độ mặn nước trong mương vườn; chuyển đổi trong giai đoạn mặn, hạn chế ra hoa xử lý trái… Có thể nói, việc chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn từ phía người dân sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho sản xuất, tránh thiệt hại do biến đổi khí hậu. Trong đó, giải pháp trữ nước ngọt từ các hồ nổi, ao hồ, túi chứa nước được thực hiện qua hai mùa mặn gần nhất đã cho hiệu quả cao cần được bà con quan tâm duy trì và nhân rộng trong mùa khô sắp tới.