Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Quảng Bình xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm.
Liên kết sản xuất lúa cho nông dân lãi lớn
Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư tỉnh Quảng Bình đã xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu lúa vụ Đông - Xuân. Với mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư tỉnh Quảng Bình đã xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu lúa vụ Đông - Xuân. Đến thời điểm này, những diện tích lúa này đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 78 tạ/ha. Mô hình sản xuất lúa này được triển khai trên diện tích 65 ha gồm 124 hộ tham gia. Để triển khai sản xuất, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Nhà máy sản xuất giống cây trồng thuộc Tổng Công ty sông Gianh chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, hỗ trợ 50% giống; 30% phân bón theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư; cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi, hướng dẫn quá trình gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng.
Ông Đặng Vũ Thái, Giám đốc Nhà máy sản xuất giống cây trông – Tổng Công ty Sông Gianh
“Vụ đông xuân năm 2022-2023, Tổng Công ty Sông Gianh thực hiên chuỗi liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Quảng Bình, đưa giống lúa Hương Bình vào vấn đề sản xuất theo hướng hữu cơ vì giống lúa này năng suất rất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với một số giống lúa đang sản xuất tại Quảng Bình. Do đó, hướng của Tổng Công ty Sông Gianh là tiếp tục mở rộng, nhân rộng diện tích sản xuất lúa Hương Bình để thu mua, hướng đến xuất khẩu.”
Giống lúa Hương Bình có số hạt/bông lớn, tỷ lệ hạt lép của giống thấp, khả năng kháng sâu bệnh cao. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng suất của cây lúa. Bên cạnh đó, tỷ lệ thành gạo thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh nên mang lại sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trưởng và sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Ông Bùi Văn Phúc, thôn Mỹ Lộc Hạ, Lệ Thủy, Quảng Bình
“Giống lúa Hương Bình có tầm cây vừa, chống độ ngã tốt hơn so với các giống lúa trước đây. Thương hiệu chất lượng gạo của Hương Bình đạt tương đương và tốt hơn P6 là chắc chắn, bà con ở đây rất ưa chuộng. UNBD huyện, Khuyến nông tỉnh, sự hỗ trợ của Công ty phối hợp và bà con tăng cường về công tác chăm sóc, thâm canh. Sự hỗ trợ đó là một trong những động tác để bà con chúng ta tiếp tục phát huy tốt mô hình này.”
Hiện tại, các hộ tham gia mô hình đang tích cực thu hoạch lúa với năng suất ước đạt từ 75 - 78 tạ/ha. Theo hạch toán kinh tế, 1 hecta lúa Hương Bình sản xuất theo hướng hữu cơ, sau khi trừ đi chi phí và công lao động cho lãi gần 30 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất đại trà khoảng 12- 15%. Với giống lúa Hương Bình đạt hiệu quả cao trên bựa lúa Lệ Thủy, Người dân càng yên tâm hơn khi thu hoạch vụ mùa sẽ được Nhà máy sản xuất giống cây trồng thuộc Tổng Công ty sông Gianh bao tiêu lúa tươi ngay tại đồng ruộng. Qua đó, đầu ra của sản phẩm rất thuận lợi, giúp nâng cao thu nhập cho người sản xuất.