| Hotline: 0983.970.780

Viêm da cơ địa, nỗi khổ mùa hanh khô

Chủ Nhật 30/12/2018 , 09:30 (GMT+7)

Viêm da cơ địa thường dai dẳng và có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau đặc biệt là ở trẻ nhỏ khiến cho cha mẹ lo lắng. Bệnh tái phát mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, hanh khô.

Bệnh mang yếu tố gia đình

TS Nguyễn Minh Quang, PGĐ Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, bệnh viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay tái phát.

Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Gần 50% bệnh có thể ổn định ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành.

Ảnh minh họa

Trẻ bị viêm da cơ địa thường có phát ban đỏ, khô trên mặt, trên da đầu, cánh tay và chân hoặc sau tai. Ban  thường rất ngứa và có thể khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm. Ở trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn, ban thường ở vùng da quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Trong một số trường hợp ban có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh theo TS Minh Quang chủ yếu liên quan đến yếu tố gia đình và yếu tố dị ứng. Trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn khi trong gia đình hoặc bản thân trẻ mắc các bệnh như hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng. Trong đó những tác nhân có thể khiến bệnh nặng lên như: mặc quần áo dày, chất vải nóng, tắm nước nóng, lò sưởi…; dùng xà phòng, điều hòa, thời tiết khô, nóng, nhiều gió…; ngứa do nhãn mác quần áo, lông động vật, cỏ, cát. Một số trẻ bị viêm da cơ địa do nhiễm virus hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn nhưng cũng có những trường hợp trẻ mắc do nhiễm hóa chất, môi trường và những tác nhân khác gây dị ứng.
 

Chăm sóc da cho trẻ như đúng cách thế nào?

Điều dưỡng Phạm Thị Thu Trang, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho hay, trẻ bị viêm da cơ địa các bậc phụ huynh cần phải cải thiện triệu chứng bệnh: giảm ngứa, giảm viêm, dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da, bảo vệ da, trong đó đặc biệt lưu ý phòng và điều trị nhiễm trùng bằng cách kiểm soát ngứa cho trẻ.

“Bởi khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng hơn và có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy để giảm ngứa có thể áp dụng một số cách làm sau: Sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm cho vùng da tổn thương; khi trẻ ngứa và gãi nhiều có thể đánh lạc hướng của trẻ như chơi trò chơi, xem…; Giữ tay của trẻ sạch sẽ và cắt móng tay thường xuyên; sử dụng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa”, điều dưỡng Thu Trang chia sẻ.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên sử dụng kem dưỡng ẩm ít gây kích ứng da thường xuyên khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh và ngay cả khi đã hết bệnh. Kem dưỡng da nên bôi toàn thân chứ không chỉ vùng da tổn thương. Số lần sử dụng kem dưỡng da tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể 1 lần, 2 lần hoặc nhiều hơn. Nên bôi kem sau khi làm ẩm da (tắm, băng ướt,…). Nếu có chỉ định bôi thuốc của bác sĩ thì bôi thuốc trước rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm phủ lên trên. Có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia vào việc bôi kem. Chú ý khi lấy kem để bôi nên dùng dụng cụ sạch lấy ra một lượng vừa đủ để bôi tránh làm bẩn lượng kem chưa dùng đến.

Trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa của trẻ không được kiểm soát trong vòng 24-48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng cortisone thì băng ướt rất hiệu quả và thường chỉ cần từ 3 đến 5 ngày. Theo đó, bố mẹ có thể pha dung dịch làm tăng cường độ ẩm cho da theo chỉ định của bác sỹ để việc đắp ẩm cho da hiệu quả hơn. Có thể thực hiện băng ướt cho trẻ vài lần mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nặng của da.

“Không nên tắm cho trẻ bằng nước quá nóng sẽ làm da trẻ bị khô và ngứa nhiều hơn. Nên sử dụng nước ấm nhẹ (nước tắm không quá 30oC hoặc mát hơn tùy thời tiết). Nên tắm hằng ngày và sử dụng sữa tắm thay thế xà phòng (xà phòng làm da bị khô hơn). Cho trẻ ngâm mình trong chậu tắm hoặc bồn tắm có pha sữa tắm trong 15-30 phút để tăng cường cấp ẩm cho da. Nên tắm cho trẻ 2 giờ trước khi ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn. Một số trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm có thể cho trẻ tắm bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa”, điều dưỡng Thu Trang khuyến cáo.

Một số lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ

Một số trẻ bị viêm da quanh miệng thường liên quan đến thức ăn hoặc nước bọt cần được vệ sinh sạch vùng da quanh miệng bằng khăn mềm và ướt sau đó bôi một lớp kem dưỡng ẩm. Nên sử dụng quần áo cho trẻ với chất liệu cotton mềm mại và loại bỏ nhãn mác tránh cọ xát vào da. Không nên sử dụng chăn từ chất liệu len hoặc nhung nên sử dụng một tấm chăn bông hoặc cotton thay thế để tránh làm cho da trẻ quá nóng.

Tránh các chất dễ gây kích ứng cho da (chất tẩy rửa, xà phòng, cát bụi…) và các yếu tố làm trẻ bị nặng lên. Nên tạo môi trường sống thoáng mát cho trẻ cả ngày lẫn đêm (hạn chế dùng lò sưởi, quạt sưởi…). Nên cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ không cải thiện sau 2 ngày điều trị hoặc có biểu hiện nhiễm trùng (vùng da tổn thương bị nứt, chảy nước…).

 

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?

8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả xoài

Xoài là loại cây quen thuộc với người Việt, thường được trồng làm bóng mát trong gia đình và khu dân cư. Quả xoài được yêu thích bởi hương thơm và vị ngọt đặc trưng.