| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp

Thứ Ba 18/04/2023 , 15:57 (GMT+7)

Sáng 18/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack về thúc đẩy hợp tác khoa học kỹ thuật và thương mại nông lâm sản.

Sáng 18/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack. Ảnh: Linh Linh. 

Sáng 18/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack. Ảnh: Linh Linh. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi lời cảm ơn tới Hoa Kỳ nói chung và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nói riêng về các dự án hỗ trợ kỹ thuật đối với ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, từ đó giúp tăng cường năng lực cho các cơ quan kỹ thuật của Việt Nam.

Theo Bộ trưởng, việc công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) là một trong những minh chứng sinh động nhất cho thấy sự hợp tác khoa học kỹ thuật hiệu quả giữa các nhà khoa học Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bộ trưởng cũng cho biết, tại sự kiện COP27 vừa qua, Việt Nam kiến nghị thúc đẩy hợp tác về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, nông nghiệp các bon thấp, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), phục hồi và phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cùng với đó là cam kết phát triển ít phát thải, đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ thúc đẩy kết nối hợp tác giữa các hiệp hội và doanh nghiệp hai nước. Ảnh: Linh Linh. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ thúc đẩy kết nối hợp tác giữa các hiệp hội và doanh nghiệp hai nước. Ảnh: Linh Linh. 

Để góp phần thực hiện các cam kết trên, Việt Nam ban hành nhiều chính sách mới như Chiến lược Phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030… Việt Nam đang triển khai hoạt động trồng 1 tỷ cây xanh đến năm 2025; tập trung chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững.

Theo đó, Bộ NN-PTNT đề nghị phía Hoa Kỳ quan tâm hỗ trợ các nguồn lực về tài chính và kỹ thuật thông qua các sáng kiến và hành động cụ thể để Việt Nam có thể tăng cường năng lực và thực hiện thành công các cam kết của mình khi tham gia các sáng kiến toàn cầu.

Đối với hợp tác thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: “Ngày 15/2, Việt Nam đã chính thức hoàn tất thủ tục và mở cửa thị trường cho bưởi chùm từ Hoa Kỳ. Chúng tôi đề nghị Hoa Kỳ đẩy nhanh quá trình đánh giá và mở cửa đối với dừa và chanh leo của Việt Nam”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị kêu gọi phía Hoa Kỳ hỗ trợ nâng cấp trung tâm chiếu xạ Hà Nội nhằm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện để xuất khẩu vải thiều, nhãn và các loại hoa quả khác sang thị trường Hoa Kỳ.

Đối với việc phê duyệt hồ sơ các sản phẩm biến đổi di truyền, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt 52 hồ sơ sự kiện biến đổi di truyền làm thức ăn chăn nuôi do các doanh nghiệp Hoa Kỳ nộp, còn 4 hồ sơ đang trong quá trình xem xét. Bộ cam kết sẽ sớm thành lập Hội đồng thẩm định quốc gia để xem xét, phê duyệt hồ sơ theo quy định.

Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack (ảnh phải) cho biết bản thân ấn tượng mạnh với cam kết của Việt Nam trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, ứng phó BĐKH. Ảnh: Linh Linh. 

Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack (ảnh phải) cho biết bản thân ấn tượng mạnh với cam kết của Việt Nam trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, ứng phó BĐKH. Ảnh: Linh Linh. 

Về thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp (Thỏa thuận 301), Bộ đang phối hợp với Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thực hiện các cam kết trong Thỏa thuận đúng thời hạn. Kết quả tích cực từ vụ Điều tra 301 sẽ là động lực để ngành gỗ đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đa dạng thêm các sản phẩm để nâng cao giá trị.

Về vụ Điều tra Chống bán phá giá (CBPG) với mật ong, Hoa Kỳ đang áp thuế CBPG với mật ong của Việt Nam ở mức 58,74% - 61,27%, đây là mức thuế tương đối cao và không hợp lý, gây ảnh hưởng tới hơn 35.000 lao động nuôi ong xuất khẩu của Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT hy vọng trong kỳ rà soát sắp tới (tháng 9/2023), Hoa Kỳ sẽ xem xét lựa chọn nước tham chiếu phù hợp và có điều kiện tương đồng như Việt Nam (đề xuất là Ấn Độ), để giảm hoặc xóa bỏ thuế cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Về phía Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack đánh giá cao quan hệ đối tác giữa hai nước. Phía Hoa Kỳ cam kết cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo năng lực cho Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước đó, ông Vilsack và đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thăm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và dự lễ ra mắt Trung tâm Giám định gỗ Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà là một quả bưởi da xanh cho Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack. Ảnh: Linh Linh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà là một quả bưởi da xanh cho Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J. Vilsack. Ảnh: Linh Linh.

“Chúng tôi quan sát khối lượng, giá trị hàng hóa nông nghiệp của hai quốc gia đã được mở rộng trong những năm vừa qua. Việt Nam đang muốn xuất khẩu quả dừa sang Hoa Kỳ và hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu câu hỏi và nhận xét các ý kiến liên quan đến việc này. Người dân Hoa Kỳ cũng đánh giá cao hương vị của chanh leo Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng sớm hoàn tất quy trình đánh giá rủi ro sâu bệnh của loại quả này và sớm xuất khẩu quả này sang Hoa Kỳ”, ông Vilsack thông tin.

Bộ trưởng Thomas J. Vilsack cũng đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường đối với quả xuân đào, đào, chanh, quýt vàng...

Đối với hợp tác trong lĩnh vực vacxin chống dịch tả lợn Châu Phi, ông Vilsack cho biết hai bên sẽ tiếp tục hợp tác để sớm đưa vacxin này vào thương mại, bảo đảm lợi ích cho ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam và các quốc gia khác.

Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 về Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững dự kiến diễn ra từ 24-27/4/2023 tại Hà Nội, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan mong muốn phía Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ cử đoàn tới tham gia.

Xem thêm
Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.