| Hotline: 0983.970.780

Vinamilk bội thu giải thưởng về quản trị công ty

Thứ Năm 17/12/2020 , 16:54 (GMT+7)

Vinamilk vừa được công bố là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được vinh danh là 'Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN'.

Kết quả của Vinamilk được công bố trong diễn đàn Thường niên 2020 của Viện thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Đỗ Hưng.

Kết quả của Vinamilk được công bố trong diễn đàn Thường niên 2020 của Viện thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Đỗ Hưng.

Tại sự kiện Diễn đàn Thường niên 2020 của Viện thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) diễn ra ngày 10/12/2020, VIOD và Ủy ban chứng khoán Việt Nam đã công bố Vinamilk là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được vinh danh là “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN” (“ASEAN ASSET CLASS”), đồng thời thuộc Top 3 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) của Việt Nam theo kết quả Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019, thuộc Sáng kiến Quản trị Công ty ASEAN (ASEAN Corporate Governance) của Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF). 

Kết quả Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019 (“ACGS”) có sự tham gia của gần 600 doanh nghiệp trong khối ASEAN. Trong đó, Việt Nam có 82 doanh nghiệp tham gia và chỉ có 35 doanh nghiệp đạt số điểm cao nhất được lọt qua vòng sơ khảo do các chuyên gia Việt Nam đánh giá. Sau đó, 35 doanh nghiệp Việt Nam sẽ được 5 nước ASEAN còn lại để chấm điểm.

Chart 1: Các tiêu chí đánh giá được thực hiện đối với 5 nội dung chính của quản trị công ty. Ảnh: Đỗ Hưng.

Chart 1: Các tiêu chí đánh giá được thực hiện đối với 5 nội dung chính của quản trị công ty. Ảnh: Đỗ Hưng.

Vòng 2 này được tổ chức theo nguyên tác chấm chéo, mỗi quốc gia không chấm điểm cho doanh nghiệp của nước mình nhằm đảm bảo tính minh bạch, độc lập và khách quan. Qua các vòng đánh giá, kết quả cuối cùng cho thấy, Vinamilk là công ty Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng ở hạng mục “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN”. Để được công nhận, các công ty phải đạt tối thiểu 75% số điểm theo Thẻ điểm Quản trị Công ty của ASEAN (tối đa là 130 điểm quy đổi).

Trong 5 nội dung đánh giá quản trị cấp độ doanh nghiệp thì Trách nhiệm của Hội đồng quản trị cùng Tính minh bạch và công bố thông tin là hai nội dung có tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 40% và 25%.

Vinamilk liên tục nhận được giải thưởng về quản trị doanh nghiệp và phát triển bền vững từ các tổ chức trong và ngoài nước. Ảnh: Đỗ Hưng.
Vinamilk liên tục nhận được giải thưởng về quản trị doanh nghiệp và phát triển bền vững từ các tổ chức trong và ngoài nước. Ảnh: Đỗ Hưng.

Vinamilk liên tục nhận được giải thưởng về quản trị doanh nghiệp và phát triển bền vững từ các tổ chức trong và ngoài nước. Ảnh: Đỗ Hưng.

Chia sẻ về kết quả này, bà Mai Kiều Liên, Thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết “Phương châm của Vinamilk là luôn chủ động tiếp cận các chuẩn mực quản trị công ty theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

Ngoài việc hợp tác tốt với các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước về quản trị công ty trong nước như UBCK, HOSE, VIOD, IFC, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương,… Vinamilk sẵn sàng trao đổi cởi mở và chúng tôi đánh giá cao những đóng góp, đề xuất của nhà đầu tư quốc tế, cổ đông nước ngoài như IFC, Mobius Capital Partners, Dragon Capital, Genesis, Arisaig,… để Vinamilk có được thành tích tốt như hôm nay”.

Minh bạch, chuyên nghiệp và phát triển bền vững là những nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp niêm yết. Không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố thêm niềm tin cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác kinh doanh, các nhà đầu tư, cổ đông quốc tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này cũng đóng góp cho việc nâng cao uy tín của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam trong khu vực và từng bước vươn ra thế giới.

Với những sự đầu tư bài bản và bền vững trong kinh doanh sản xuất, Vinamilk hiện đang là 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. Ảnh: Đỗ Hưng.

Với những sự đầu tư bài bản và bền vững trong kinh doanh sản xuất, Vinamilk hiện đang là 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. Ảnh: Đỗ Hưng.

Với những nỗ lực vượt bậc trong năm 2020, một năm nhiều biến động, Vinamilk vẫn liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng trong nước và khu vực.

Để đạt được kết quả đó, trong những năm qua, Vinamilk đã cho thấy sự cải tiến liên tục về công tác quản trị công ty và luôn nằm trong Top 5 Doanh Nghiệp Niêm Yết có Báo cáo Quản trị Công ty tốt nhất từ năm 2013 đến nay.

Đặc biệt, năm 2020, Vinamilk đã có mùa bội thu giải thưởng trong nước với 3 Giải Nhất trong các hạng mục quan trọng: Doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa lớn), Báo cáo thường niên tốt nhất và Báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất. Điều này cũng cho thấy sự xứng đáng khi Vinamilk được ghi nhận ở giải thưởng tầm khu vực.

Các sản phẩm mới, mang tính đột phá của Vinamilk liên tục được ra mắt phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng. Ảnh: Đỗ Hưng.

Các sản phẩm mới, mang tính đột phá của Vinamilk liên tục được ra mắt phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng. Ảnh: Đỗ Hưng.

Tính tại ngày 14/12/2020, Vinamilk đã đạt giá trị vốn hóa hơn 10 tỷ USD và cho thấy sự ổn định qua các chỉ số hoạt động kinh doanh trong một năm nhiều thách thức do đại dịch Covid-19. Trước đó, Vinamilk đã được nhiều tổ chức uy tín đánh giá thuộc Top doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất Việt Nam. Mới đây, Vinamilk đã tiếp tục được xét chọn là Top 10 Doanh nghiệp Phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất năm thứ 5 liên tiếp.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có nội dung đánh giá về quản trị công ty như sau: “Về quản trị doanh nghiệp, UBCK mong muốn các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào hoạt động này. Mục tiêu tăng cường quản trị doanh nghiệp trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đáng chú ý, năm nay, Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 100 doanh nghiệp ASEAN có điểm quản trị công ty tốt nhất, rất tự hào, nhưng chỉ mới có một doanh nghiệp.”

 Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cách doanh nghiệp được xây dựng và quản trị là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Quản trị doanh nghiệp tốt có nghĩa là sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tiếp cận vốn tốt hơn, cơ hội việc làm tốt hơn và và cơ hội phát triển các thị trường vốn của quốc gia và khu vực bền vững hơn.

Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019 (ACGS): Là một đánh giá được thực hiện một cách độc lập dựa trên các thông tin được công bố rộng rãi của các công ty niêm yết trên các thị trường chứng khoán của ASEAN và dựa trên một bộ tiêu chí chung áp dụng cho toàn bộ 6 nước ASEAN tham gia vào chương trình này bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Trải qua các năm, ACGS đã trở thành một tiêu chuẩn về thông lệ quản trị công ty tốt đối với các công ty niêm yết không chỉ ở Việt Nam mà còn của các nước trong khu vực ASEAN. ACGS luôn được các bên liên quan hoan nghênh và trở thành một nền tảng hiệu quả để thúc đẩy thực hành quản trị công ty tốt trong khu vực, góp phần to lớn vào việc quảng bá hình ảnh các tài sản đầu tư có chất lượng của ASEAN.

ACGS: Không chỉ đơn thuần được sử dụng để tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trong việc cải thiện khuôn khổ quản trị công ty quốc gia, đánh giá của ACGS đã vươn rộng hơn phạm vi ban đầu của nó và ngày càng được áp dụng hiệu quả hơn với vai trò là công cụ đánh giá năng lực quản trị công ty tại các công ty niêm yết đại chúng trong nước.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm