| Hotline: 0983.970.780

Chương trình sữa học đường tại TP.HCM đã lan toả đến 24 quận, huyện.

Thứ Ba 10/11/2020 , 22:19 (GMT+7)

Chương trình Sữa học đường TP.HCM thực hiện thí điểm Giai đoạn 1, năm học 2019-2020 sẽ được mở rộng phạm vi ra 24 quận huyện với khoảng 3.600 trường mầm non và tiểu học.

Chương trình Sữa học đường TPHCM được triển khai trên 24 quận huyện từ tháng 11/2020. Ảnh: Đỗ Hưng.

Chương trình Sữa học đường TPHCM được triển khai trên 24 quận huyện từ tháng 11/2020. Ảnh: Đỗ Hưng.

Chương trình sữa học đường (SHĐ) hiện đã nhận được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em.

Từ tháng 11/2020, chương trình SHĐ TP. Hồ Chí Minh sẽ được mở rộng phạm vi ra 24 quận huyện với khoảng 3.600 trường mầm non và tiểu học thuộc diện được thụ hưởng.

Vừa qua, khoảng 1.600 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục, đại diện ban giám hiệu của các trường mầm non và tiểu học đã cùng tham dự Hội nghị tập huấn chương trình Sữa học đường giai đoạn 2, do Sở giáo dục và Đào tạo TP.HCM và Vinamilk phối hợp tổ chức.

Buổi tập huấn cung cấp kiến thức, thông tin, ghi nhận và giải đáp nhiều câu hỏi của đại diện các phòng giáo dục, trung tâm y tế và nhà trường về cách thức đảm bảo việc triển khai chương trình Sữa học đường an toàn và hiệu quả.

Đông đảo lãnh đạo các phòng giáo dục, thầy cô tham dự buổi tập huấn. Ảnh: Đỗ Hưng.

Đông đảo lãnh đạo các phòng giáo dục, thầy cô tham dự buổi tập huấn. Ảnh: Đỗ Hưng.

Tại buổi tập huấn, ông Trịnh Duy Trọng, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết: Sữa học đường là một chương trình nhân văn, do đó lãnh đạo Thành phố cũng như lãnh đạo Ngành giáo dục rất quan tâm tổ chức.

Trong giai đoạn 1, Thành phố đã thí điểm tại 10 quận, huyện, nay tiếp tục mở rộng triển khai trên 24 quận, huyện, với mong muốn có sự chăm lo tốt hơn về dinh dưỡng của các em học sinh, đặc biệt là các em ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học lớp một.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 10/11, chương trình sẽ chính thức triển khai đến các em học sinh mầm non và tiểu học lớp 1 tại gần 3.600 cơ sở giáo dục trên toàn địa bàn TP.HCM, với sản phẩm sữa cung cấp là sữa tươi tiệt trùng theo quy định của Bộ Y tế, 5 ngày/ tuần, mỗi ngày một hộp 180 ml.

Vinamilk là công ty được lựa chọn cung cấp sữa và triển khai chương trình trong giai đoạn 2 này thông qua quá trình đấu thầu công khai, minh bạch. Đơn vị này cũng đã chứng minh được năng lực triển khai trong giai đoạn 1.

Bác sĩ dinh dưỡng của Vinamilk cùng các giáo viên thực hành gấp vỏ hộp sữa trong lớp tập huấn. Ảnh: Đỗ Hưng.

Bác sĩ dinh dưỡng của Vinamilk cùng các giáo viên thực hành gấp vỏ hộp sữa trong lớp tập huấn. Ảnh: Đỗ Hưng.

Ghi nhận ý kiến từ Ban giám hiệu các trường thuộc 14 quận mới sẽ triển khai trong giai đoạn 2, chương trình Sữa học đường TP.HCM được đông đảo phụ huynh đón nhận.

“Đây là lần đầu tiên nhà trường triển khai. Trước đó, trường cũng có nghe Sữa học đường tổ chức ở nhiều tỉnh, thành và mong muốn các em của trường cũng được uống sữa khi đến lớp. Nguồn dưỡng chất có trong sữa sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất, trí não. Vào ngày 10/11, gần 600 học sinh bán trú của trường sẽ được uống Sữa học đường”, cô Lý Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trương Công Định (quận 6) cho biết.

Nhiều câu hỏi của đại diện các Phòng Giáo dục và các trường đã được Vinamilk giải đáp tại buổi tập huấn. Ảnh: Đỗ Hưng.

Nhiều câu hỏi của đại diện các Phòng Giáo dục và các trường đã được Vinamilk giải đáp tại buổi tập huấn. Ảnh: Đỗ Hưng.

Cô Phạm Thị Ngôn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Rạng Đông 11A (quận 6) chia sẻ thêm rằng nhà trường đã tiến hành khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh về chương trình Sữa học đường và nhận được sự đồng thuận cao của các phụ huynh vì ý nghĩa của chương trình và uy tín của công ty cung cấp sữa. Nhiều phụ huynh vẫn tiếp tục đăng ký cho con uống sữa tại trường, dự kiến số lượng sẽ còn tăng thêm.

Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Củ Chi hướng dẫn cho học sinh uống sữa học đường đúng cách vào tháng 6/2020. Ảnh: Đỗ Hưng.

Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Củ Chi hướng dẫn cho học sinh uống sữa học đường đúng cách vào tháng 6/2020. Ảnh: Đỗ Hưng.

Tương tự như giai đoạn 1, chương trình Sữa học đường lần này cũng được triển khai theo hình thức xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ 30%, công ty Vinamilk hỗ trợ 20%, phụ huynh chỉ phải đóng 50% chi phí, tương đương hơn 15.000 đồng mỗi tuần để con được uống sữa mỗi ngày tại trường.

Với những học sinh thuộc diện nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố, học sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang học tại các trường thực hiện đề án, các em sẽ được hỗ trợ chi phí uống sữa 100% với kinh phí từ Ngân sách Thành phố (50%) và Vinamilk (50%).

Giai đoạn 1 từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2020, khoảng 1.600 trường mầm non, tiểu học tại 10 quận, huyện TP.HCM (quận 9, quận 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và Bình Chánh) đã tổ chức cho học sinh uống sữa học đường. Đây là những trường thuộc quận, huyện ngoại thành tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều dân nhập cư.

Giáo viên trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2 (TP HCM) hướng dẫn các em làm đồ chơi từ vỏ hộp sữa đã uống. Ảnh: Đỗ Hưng.

Giáo viên trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2 (TP HCM) hướng dẫn các em làm đồ chơi từ vỏ hộp sữa đã uống. Ảnh: Đỗ Hưng.

Ngoài TP.HCM, chương trình Sữa học đường quốc gia hiện đang được triển khai tại 25 tỉnh thành khác trên cả nước như Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Vĩnh Long... với những kết quả tích cực bước đầu đáng ghi nhận.

Trong thời gian triển khai, mặc dù bị gián đoạn do Covid-19, nhưng nhiều trường cùng đơn vị cung cấp sữa Vinamilk không ngừng nỗ lực để các em được uống đầy đủ mỗi ngày khi đến trường. Đến nay, hơn 14,4 triệu hộp sữa đã được trao đến hơn 100.000 học sinh thuộc diện thụ hưởng.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.