| Hotline: 0983.970.780

Vinapro tiên phong đổi mới sáng tạo để chinh phục thị trường

Thứ Tư 26/04/2023 , 17:33 (GMT+7)

'Cha đẻ' sữa hạt điều Việt Nam – CEO Vinapro Tạ Ngọc Hùng khẳng định: 'Doanh nghiệp trẻ Việt Nam không ngừng đổi mới sáng tạo để chinh phục thị trường trong và ngoài nước'.

Tại Hội nghị điều quốc tế Việt Nam lần thứ 12 năm 2023, tập đoàn Vinapro đã được các đại biểu đánh giá cao khi tiên phong đổi mới sáng tạo để chinh phục thị trường với sản phẩm Richer Milk.

Đại diện Vinapro cùng 350 đại biểu đến từ hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điều thô, xuất nhập khẩu điều thô đã tham dự Hội nghị Điều quốc tế Việt Nam lần 12 ở TP.HCM.

Sữa hạt điều Richer Milk là sản phẩm kết tinh trí tuệ Việt Nam.

Sữa hạt điều Richer Milk là sản phẩm kết tinh trí tuệ Việt Nam.

Tham dự hội nghị, Vinapro đem đến các dòng sản phẩm được chế biến sâu từ nhân điều. Trong đó, các đại biểu tham dự Hội nghị đánh giá cao về sữa nhân điều Richer Milk - giải pháp để chinh phục thị trường trong bối cảnh hiện nay.

Theo báo cáo của Vinacas, năm 2022 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt gần 520.000 tấn, trị giá 3,08 tỷ USD, giảm 10,3% về lượng, giảm 15,1% về giá trị so với năm 2021. Vinacas đặt mục tiêu xuất khẩu điều cả năm 2023 đạt khoảng 3,1 tỷ USD, tăng 0,6% so với năm 2022.

Công ty Cổ phần Richer Commodity (Vinapro) tuyển chọn những hạt điều chất lượng tốt nhất để sản xuất sữa hạt điều.

Công ty Cổ phần Richer Commodity (Vinapro) tuyển chọn những hạt điều chất lượng tốt nhất để sản xuất sữa hạt điều.

Phân tích sâu hơn về bối cảnh thị trường hiện nay, các chuyên gia, doanh nghiệp ngành điều Việt Nam cùng cộng đồng các nhà chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại… điều nguyên liệu, điều nhân quốc tế cũng đã chỉ ra được những hạn chế, khó khăn của ngành Điều Việt Nam và thế giới.

Theo đại diện Vinacas, ngành chế biến điều nhân xuất khẩu của Việt Nam chịu sức ép rất lớn từ chính sách hỗ trợ người trồng điều, hạn chế xuất khẩu điều thô của các quốc gia châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania…

Trong khi đó, các thị trường tiêu thụ nhân điều lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang áp dụng các chính sách hạn chế sản lượng điều nhân nhập khẩu từ Việt Nam.

Cùng với đó là vấn đề lạm phát ở các thị trường tiêu thụ chính của nhân điều Việt Nam; đặc biệt là tình trạng tồn kho nhân điều tại những thị trường này. Phần lớn các nhà nhập khẩu nhân điều của châu Âu, Hoa Kỳ và các nước khác đều không có nhu cầu mua nhân điều cho đến hết quý II/2023.

Việc các ngân hàng Trung ương tăng cao lãi suất cũng khiến cho các nhà nhập khẩu không còn khả năng mua hạt điều với khối lượng lớn để dự trữ như trước…

Từ thực tế thị trường, các chuyên gia ngành Điều đã đề xuất những giải pháp, sáng kiến giúp ngành Điều Việt Nam và thế giới phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.

“Lợi thế lớn nhất của ngành Điều chính là công nghệ chế biến tiên tiến nhất thế giới do người Việt sản xuất. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ. Để khắc phục những khó khăn, thách thức trên, ngành điều cần có chiến lược bài bản làm tăng giá trị hạt điều, chuyển từ sơ chế nhân điều và xuất khẩu bán thành phẩm sang thành phẩm chế biến tinh, đi trực tiếp vào siêu thị...” - Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam Phạm Văn Công nêu.

Là một trong những doanh nghiệp có thâm niên kinh doanh, sản xuất điều ở Việt Nam, Vinapro đã tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, tìm ra giải pháp phù hợp để chế biến các sản phẩm từ nhân điều, đưa trực tiếp vào siêu thị để cung ứng tới thị trường trong nước.

Từ khi ra mắt đến nay, sản phẩm sữa điều của Vinapro đã được thị trường trong nước đón nhận, đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng theo trường phái thực dưỡng.

Việc chuyển từ sơ chế nhân điều và xuất khẩu bán thành phẩm sang thành phẩm chế biến tinh của Vinapro không chỉ đón đầu xu hướng thị trường sữa hạt trong nước mà còn khẳng định được sự nhanh nhạy, linh hoạt trong định hướng chiến lược của Vinapro.

Ông Tạ Ngọc Hùng - CEO Vinapro chia sẻ cách chinh phục thị trường từ các sản phẩm khác biệt.

Ông Tạ Ngọc Hùng - CEO Vinapro chia sẻ cách chinh phục thị trường từ các sản phẩm khác biệt.

“Cha đẻ” của sữa hạt điều Việt Nam – CEO Vinapro Tạ Ngọc Hùng khẳng định: Doanh nghiệp trẻ Việt Nam không chỉ tiếp thu và áp dụng mà còn làm tốt công tác đổi mới sáng tạo để chinh phục thị trường trong và ngoài nước. Sữa hạt điều của tập đoàn xuất khẩu là một minh chứng rõ nét của tinh thần đó.

Được biết, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi bối cảnh thị trường nhưng trong quý I/2023 Vinapro đã xuất 25 container tương đương gần 700 tấn hạt điều đi các nước Mỹ, Israel, Hàn Quốc, Mexico, Georgia, Malaysia, Trung Quốc, Guatemala.

Đối với thị trường trong nước, doanh nghiệp này cũng liên tiếp cho ra các dòng sản phẩm được tinh tế từ nhân điều, tiêu biểu sữa hạt điều không đường đã được ra mắt hồi đầu tháng 3 vừa qua.

Trong khuôn khổ chương trình, Hội nghị Điều lần thứ 12 còn tổ chức trao thưởng những nhân vật tiêu biểu và xuất sắc nhất của ngành Điều; trưng bày một số sản phẩm của ngành Điều trong đó có sữa nhân điều Richer Milk do Vinapro sản xuất.

Nhân dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2023, ngày 29/4, tại Khu vực Đền Hùng (Phú Thọ), Vinapro cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm tri ân khách hàng qua chương trình Minigame, Checkin với tháp sữa, hashtag của Richer Milk với nhiều phần quà, giải thưởng hấp dẫn.

Đặc biệt, tại khu vực trưng bày sản phẩm Richer Milk, du khách sẽ được trải nghiệm, tìm hiểu quá trình sản xuất sữa hạt điều từ khi quả điều trên cây đến việc thu hái thành sản phẩm hạt điều thô đến quy trình sản xuất sữa hạt điều…

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm