| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Phúc: Sẵn sàng đón dòng vốn đầu tư mới

Thứ Ba 25/12/2018 , 10:46 (GMT+7)

Trong khuôn khổ hội nghị tham vấn về định hướng thu hút  và sử dụng đầu tư nước ngoài trong thời gian tới do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại tỉnh, Vĩnh Phúc đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho 9 dự án...

09-08-33_nh_1
Các đồng chí Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Công ty ô tô Toyota Việt Nam trong khuôn khổ hội nghị tham vấn về định hướng thu hút  và sử dụng đầu tư nước ngoài trong thời gian tới

Với lợi thế về địa lý, kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã đề ra nhiều giải pháp hết sức quan trọng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, từ công tác lập, phê duyệt quy hoạch, chủ động về quỹ đất, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; cùng với đó công tác cải cách hành chính được tỉnh đặc biệt quan tâm, trong đó cải cách thủ tục hành chính được xác định là một trong những khâu đột phá. Với những cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc luôn là một trong những địa phương tốp đầu cả nước về thu hút đầu tư.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 1.031 dự án, gồm 320 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD, đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và một số quốc gia EU... trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Toyota, Honda, Piaggio, Compal, Hồng Hải... và 711 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 70.160 tỷ đồng, trong đó có nhiều Nhà đầu tư lớn có uy tín đã đầu tư tại tỉnh như Vin Group, Sun Group, FLC...

 Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI là nhân tố quan trọng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thu ngân sách của tỉnh năm 2018 dự kiến đạt 29,5 nghìn tỷ đồng tăng 258 lần so với khi tái lập tỉnh, trong đó lĩnh vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 80% thu ngân sách địa phương.

Mới đây, trong khuôn khổ hội nghị tham vấn về định hướng thu hút  và sử dụng đầu tư nước ngoài trong thời gian tới do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại tỉnh, Vĩnh Phúc đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho 9 dự án với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng.

Cụ thể, tỉnh đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lắp ráp, sản xuất ô tô các loại và phụ tùng ô tô, cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa và nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tại thị trường Việt Nam với quy mô mở rộng 45.000 xe/năm cho công ty Toyota Việt Nam, tổng vốn đầu tư 75 triệu USD; trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án khu nhà ở công nhân và công trình dịch vụ công cộng Phoenix Town do công ty Foxconn làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 1.060 tỷ đồng...

Cùng với đó, tỉnh cũng ký Biên bản ghi nhớ với 6 dự án, trong đó có một số dự án lớn đáng chú ý như: Dự án nhà máy sản xuất máy tính xách tay và các thiết bị công nghệ cao do Tập đoàn Compal làm chủ đầu tư, tổng vốn đăng ký 500 triệu USD; dự án xây dựng nhà xưởng cho thuê và sản xuất linh kiện điện tử tại cụm công nghiệp Đồng Sóc tổng vốn đăng ký 842 triệu USD do Tập đoàn Yoongpong Hàn Quốc làm chủ đầu tư...

Đến nay, Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 sẽ có 18 khu công nghiệp với diện tích hơn 5.228 ha. UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 dự kiến thành lập 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 500 ha và đến năm 2030 sẽ thành lập 31 cụm công nghiệp với diện tích gần 700 ha.

09-08-33_nh_2
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án lắp ráp, sàn xuất ô tô các loại và phụ tùng ô tô, cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa và nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tại thị trường Việt Nam cho ông Toru Kinoshita, Tổng Giám đốc Công ty Toyota Việt Nam

Trên cơ sở quy hoạch các khu, cụm công nghiệp được duyệt, tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp với 11/18 khu công nghiệp đã có chủ đầu tư hạ tầng, trong đó có 8 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với hạ tầng kỹ thuật được hoàn thiện đồng bộ sẽ đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá chưa từng có về công nghệ liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo... Cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.

Do vậy, đối với tỉnh Vĩnh Phúc, để tận dụng tốt cơ hội khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh việc đề ra các giải pháp khắc phục những thách thức đang tồn tại, Vĩnh Phúc nhận thức rõ lợi thế của địa phương, ưu tiên ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực mà địa phương có thể áp dụng ngay trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, quản lý đô thị, xây dựng thành phố thông minh và xác định chiến lược định hướng thu hút đầu tư FDI thế hệ mới giai đoạn 2020-2030.

Trên cơ sở phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh và những tác động ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, để tăng cường giá trị và cạnh tranh của tỉnh và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới, Vĩnh Phúc xác định tập trung thu hút các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo như: linh kiện ô tô, linh kiện điện tử, công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghiệp, kim loại cao cấp; nông sản mới có giá trị cao; dịch vụ logicstics và bảo trì, sửa chữa; dịch vụ du lịch đặc biệt giá trị cao. Đồng thời tỉnh cũng mở cửa thị trường hướng đến các dòng vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: công nghiệp chế biến chế tạo thuộc lĩnh vực dược phẩm, y tế; công nghệ thông tin và dịch vụ tri thức; dịch vụ tài chính; dịch vụ giáo dục, y tế.

Để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra đến 2020, Vĩnh Phúc mong muốn Chính phủ, các bộ ngành tạo điều kiện cho tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù thu hồi đất theo quy hoạch đối với dự án du lịch trọng điểm có quy mô lớn, có tính chất đột phá, tạo sự thay đổi lớn về kinh tế xã hội của tỉnh; dự án Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc để thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc; giao đất cho dự án thông qua cơ chế không đấu giá quyền sử dụng đất như cơ chế đã áp dụng đối với dự án Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm