| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 32 nghìn tỷ đồng

Thứ Hai 13/12/2021 , 11:50 (GMT+7)

Năm 2021, thu ngân sách nhà nước của Vĩnh Phúc ước đạt 32.094 tỷ đồng, bằng 104,5% dự toán, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt trên 114 triệu đồng.

Vĩnh Phúc tổ chức kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII.

Vĩnh Phúc tổ chức kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII.

Sáng 13/12, kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII chính thức khai mạc dưới sự chủ tọa của đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan khẳng định: Cùng với khó khăn chung của cả nước, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước chịu tác động của đợt dịch thứ 4, làm ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội.

Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Trung ương cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, với những kết quả nổi bật, toàn diện, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét, khá toàn diện với 18/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong năm 2021 ước đạt và vượt mức kế hoạch đề ra và cũng là năm thu hút đầu tư đạt cao nhất từ trước đến nay.

Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp.

Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp.

Kết quả đạt được trong năm 2021, có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của HĐND tỉnh, tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và các nhiệm vụ quan trọng khác trong những năm tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn có những hạn chế: Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; tiến độ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn chậm; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm làm ảnh hưởng đến triển khai, thực hiện các dự án; tình hình tội phạm về trật tự xã hội, ma túy, cầm đồ, hoạt động “tín dụng đen”, cờ bạc vẫn tiềm ẩn khó lường.

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng, tác động lớn đến việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 và của cả nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng vào các nội dung trình tại kỳ họp, góp phần quan trọng để kỳ họp thành công tốt đẹp, đáp ứng sự mong đợi của cử tri và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Báo cáo cũng cho thấy, năm 2021, Thường trực HĐND tỉnh đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đề ra, giúp HĐND tỉnh cải tiến phương thức hoạt động để nâng cao trách nhiệm của đại biểu, phát huy dân chủ trong mọi hoạt động của HĐND tỉnh.

Công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp HĐND tỉnh được thực hiện chu đáo, chất lượng; hoạt động giám sát, tiếp công dân được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Nổi bật là lần đầu tiên HĐND tỉnh tổ chức giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh về công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn; việc giải quyết các nội dung giữa hai kỳ họp kịp thời, theo đúng các quy định của pháp luật; thường xuyên giữ mối liên hệ với đại biểu, Tổ đại biểu HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan.

Cùng với việc triển khai kịp thời các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thành các Nghị quyết của HĐND, các nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện hỗ trợ Nhân dân trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, được cử tri và Nhân dân ghi nhận, đồng thuận cao.

Kết quả nổi bật năm 2021 là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,02% so với cùng kỳ, đứng thứ 9 cả nước; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 32.094 tỷ đồng, bằng 104,5% dự toán, riêng thu nội địa là 27.674 tỷ đồng, đạt 102,4% dự toán; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt trên 114 triệu đồng; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt khá, khu vực ngoài quốc doanh tăng cao nhất từ trước đến nay.

Số hộ nghèo giảm còn dưới 1%; 100% số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 36 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; hơn 90% thôn, tổ dân phố, gia đình đạt chuẩn văn hóa.

Đặc biệt, trong công tác phòng chống dịch Covid-19, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và Nhân dân Vĩnh Phúc một lần nữa đã kề vai sát cánh, đồng tâm hiệp lực, với ưu tiên số 1 là sức khỏe của người dân, chuẩn bị kỹ hơn, chủ động hơn, quyết tâm cao hơn, Vĩnh Phúc đã vững vàng trạng thái bình thường mới, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa giữ vững địa bàn an toàn, điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.