| Hotline: 0983.970.780

Vô chiêu thắng hữu chiêu

Thứ Sáu 27/03/2015 , 06:10 (GMT+7)

Nếu coi HLV Miura là tay kiếm thủ Phong Thanh Dương thì đúng là ông thầy người Nhật đang cố truyền đạo lý “vô chiêu thắng hữu chiêu” ấy cho các học trò.

Trong tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”, Kim Dung đã đưa ra nguyên lý tối cường cho những siêu cao thủ khi quyết đấu.

“Nếu không ra chiêu thì đối phương sẽ đỡ kiểu gì?”, câu hỏi nổi tiếng của vị sư thúc tổ Phong Thanh Dương đã chấn động tâm can Lệnh Hồ Xung.

Nếu như trước đây vị đại sư huynh phái Hoa Sơn luôn theo đuổi những chiêu kiếm hoàn mỹ thì bây giờ anh lại được dạy theo một trường phái hoàn toàn ngược lại. Ấy là chẳng cần chiêu thức gì, cứ thuận tay thế nào thì ra chiêu tương ứng.

Theo Phong Thanh Dương lý giải, phàm đã là chiêu thức thì ắt phải có điểm yếu. Còn nếu “vô chiêu” thì lấy đâu ra chỗ cho đối thủ khai thác. Kiếm pháp tùy ý mới có thể lên tới cảnh giới liên miên bất tuyệt, chỉ công chứ không cần thủ.

Và nếu coi HLV Miura là tay kiếm thủ họ Phong thì đúng là ông thầy người Nhật đang cố truyền đạo lý “vô chiêu thắng hữu chiêu” ấy cho các học trò.

Bởi sau 5 trận giao hữu, ngay cả những chuyên gia sành sỏi như HLV Lê Thụy Hải cũng phải bó tay khi chẳng nhìn ra “chiêu thức” nào của Olympic Việt Nam.

Pho “độc cô cửu kiếm” trong tay Quế Ngọc Hải cùng các đồng đội gần như đã phát huy đến độ chót. Trước đối thủ dày dạn kinh nghiệm nhưng thường mất tập trung nơi hàng thủ là Hà Nội T&T, Olympic Việt Nam kiên nhẫn chờ đợi thời cơ.

Họ hư chiêu bằng những màn ban bật ở khu vực giữa sân, thỉnh thoảng “nhử mồi” khi đẩy bóng ra cánh, rồi mới tiện đà trừng phạt đối phương khi đàn anh biếu không cơ hội.

Đến trận gặp Olympic Indonesia, những pha chồng cánh đặc trưng hồi AFF Cup 2014 biến mất. Olympic Việt Nam liên tục nghi binh bằng những quả tạt bổng vào trung lộ.

Đến khi đội quân xứ vạn đảo phát chán và tự nhủ đó là chiêu thức bình thường thì Huy Toàn đột ngột xuất hiện, biến “vô chiêu” thành “thực chiêu”.

Cho tới trận cuối cùng, gặp Olympic Thái Lan, thầy trò HLV Miura vẫn kiên quyết dùng “vô chiêu” nghênh địch. Đội bóng xứ chùa vàng có nằm mơ cũng chẳng thể ngờ tới cú đại bác ở khoảng cách không tưởng của Hữu Dũng, bởi trước đó không một lần nào, Olympic Việt Nam có nổi một cú sút xa tầm cỡ như vậy.

Có người nói đùa rằng, nhìn đội bóng của HLV Miura thi đấu thì chẳng biết đường nào mà lần. Bình thường họ chỉ nhồi bóng dài cho tiền đạo và tận dụng sự tỏa sáng của các cá nhân. Nhưng khi sung lên, đối thủ có thể ngã gục chỉ trong vòng một nốt nhạc.

Ai không tin hãy nhớ lại cú phạt góc của Công Phượng trong trận gặp Olympic Uzbekistan. Nếu thủ môn đội bạn lơ là, chẳng phải chúng ta đã nâng được mạch trận toàn thắng lên con số 3?

Vô chiêu cũng có cái hay, đó là khiến những “kẻ thù” như Olympic Malaysia hay Olympic Nhật Bản không biết đường nào mà lần. Như dân chơi thể thao vẫn nói đùa với nhau: “Đá hay chống dễ, chứ đá may thì chống đường nào?”

Giữa bộn bề lo toan cho chiến dịch vòng loại U23 châu Á, thôi thì cứ lên dây cót tinh thần rằng Olympic Việt Nam đang sử dụng “vô chiêu”, chứ không hẳn là không có chiêu gì.

Bởi suy cho cùng, giao hữu vẫn chỉ là… giao hữu. ĐTVN chẳng phải vẫn lên ngôi vô địch AFF Cup 2008, bất chấp kết quả giao hữu tồi tệ trước đó hay sao.

Giờ ra quân đã cận kề trước mắt, và chỉ mong rằng Olympic Việt Nam đúng là đã “vô chiêu” thật mà thôi.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm