| Hotline: 0983.970.780

Vòng luẩn quẩn của các nhân tài V-League

Thứ Bảy 19/12/2020 , 09:50 (GMT+7)

Khi Kiatisuk chưa kịp đến Việt Nam, TP.HCM đã công bố bản hợp đồng với Lee Nguyễn, người từng bị đồn mâu thuẫn với tân HLV HAGL.

Lee Nguyễn trở lại V-League và khoác áo TP.HCM theo hợp đồng một năm. Ảnh: MLS.

Lee Nguyễn trở lại V-League và khoác áo TP.HCM theo hợp đồng một năm. Ảnh: MLS.

Số đông thấy vui và háo hức khi Lee Nguyễn trở lại V-League. Trên bình diện chung, đẳng cấp và tài năng của tiền vệ Việt kiều đã được kiểm chứng. Anh từng thành danh ở cả giải MLS thì không lý gì có thể gặp vấn đề tại Đông Nam Á, dù sang năm sẽ bước sang tuổi 35.

Sự xuất hiện của Lee Nguyễn càng nhận thêm chú ý khi tiền vệ này sẽ đối đầu Kiatisuk, người từng làm thầy của anh ở HAGL năm 2010, nhưng sau đó đường ai nấy đi trong tâm lý bất phẫn. Mâu thuẫn 10 năm trước từng lên đỉnh điểm, khi Lee nói thẳng: "Nếu anh không thích tôi sẽ đi, nhưng không bao giờ xin lỗi anh".

Gạt sang một bên thương hiệu của Lee Nguyễn, Kiatisuk, cũng như quan hệ hậu trường của hai thầy trò cũ, người hâm mộ sẽ cảm thấy đôi chút chạnh lòng. Cả Lee lẫn Kiatisuk đều là ngôi sao hạng A của V-League, nhưng đấy là câu chuyện của năm 2010, lúc Lee 24 tuổi, còn "Zico Thái" vẫn được giá trị thời làm cầu thủ bảo hộ. Sau 10 năm, Lee thực tế đang thất nghiệp trước khi trở lại Việt Nam. Còn Kiatisuk cũng 3 năm sống trong cảnh thiếu bóng đá.

Nếu tính cả hạng Nhất, hai giải đấu hàng đầu Việt Nam có tổng 26 đội. Nếu mỗi đội có chừng 25 cầu thủ nội (tính cả cầu thủ trẻ trong biên chế đội một), nước ta có đâu đó 600 người hành nghề bóng đá chuyên nghiệp. Lấy số trẻ bù số giải nghệ, con số 600 gần như bất biến qua từng năm. Nghĩa là dù Hà Nội vô địch hay Viettel đăng quang, 600 cầu thủ ấy vẫn đối đầu nhau hết năm này qua tháng khác.

Sự tươi mới, nếu có, chủ yếu đến từ những cầu thủ ngoại. Chính lượng ngoại binh đã mang tới sức sống mới cho V-League ngày chập chững lên chuyên nghiệp năm 2000, và giúp bóng đá nước nhà có những giai thoại bất hủ như Leandro, Huỳnh Kesley, Hoàng Vũ Samson, Đỗ Merlo, Gonzalo, Phan Văn Santos, và cả Kiatisuk. So với cầu thủ Việt, số cầu thủ ngoại thường thay đổi rất nhanh, theo chu kỳ chỉ khoảng 2 đến 3 năm. Và vì xoay vòng nhanh như thế, V-League trở nên đáng theo dõi hơn.

Chẳng hạn mùa vừa rồi, Sài Gòn bay cao nhờ bộ đôi Geovane và Pedro. Trước khi giúp đội bóng miền Nam vào top 3, hầu như không ai biết hai tiền đạo người Brazil này. Mấy năm trước nữa, Hải Phòng trình làng Stevens và Fagan, để rồi cạnh tranh quyết liệt ngôi vô địch với Hà Nội.

Với chất lượng cầu thủ cũng như giải đấu vẫn còn ở mức khiêm tốn so với mặt bằng chung, V-League rất cần những dòng máu mới, như Geovane hay Pedro để ngày một chuyên nghiệp, thay vì ngóng về những cầu thủ chỉ còn giá trị thương hiệu như Lee Nguyễn. Dĩ nhiên, việc mua một cầu thủ xuất phát từ nhiều lý do, đôi khi không đơn thuần là chuyên môn, nhưng nhìn toàn cục, cải thiện chất lượng đội bóng bằng một cầu thủ thực lực vẫn bền vững hơn cách "đi tắt" nhờ đánh bóng tên tuổi.

Và người ta lại nhớ rằng mới năm ngoái TP.HCM vừa mượn Công Phượng và chiêu mộ Bùi Tiến Dũng. 

Xem thêm
Những người bạn hội ngộ cùng sắc màu cố đô Huế

‘Những người bạn’ là cuộc triển lãm của 8 họa sĩ có chung đam mê sáng tạo và tình yêu cố đô, khai mạc hôm nay 29/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất