| Hotline: 0983.970.780

Vụ TMV Cát Tường: Sai số trong giám định ADN là hoàn toàn... bình thường

Thứ Sáu 22/08/2014 , 09:11 (GMT+7)

Sau khi thông tin kết quả giám định ADN thi thể được cho là của nạn nhân vụ TMV Cát Tường chỉ đúng 95% với mẹ đẻ? Nhiều người đặt hồ nghi, liệu kết quả công bố thi thể trên là của chị Lê Thị Thanh Huyền có chuẩn xác?...

Với những hài cốt lâu năm... xác suất đúng chỉ là 95 - 97%?

Để làm rõ hơn sự việc, sáng 20-8, PV đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Lê Văn Viễn (bố đẻ nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền).

Theo ông Viễn, ngày 18-7, người dân ở khu vực bến đò Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội đã phát hiện thi thể của một người phụ nữ không đầu, nghi là nạn nhân của vụ TMV Cát Tường và là con gái ông. Sau khi phân tích ADN mẫu xương nạn nhân và mẫu tế bào của bố mẹ và con trai chị Huyền, cơ quan giám định Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) xác định xác nữ trên là chị Lê Thị Thanh Huyền.

Nạn nhân được phát hiện trong quá trình phân hủy không có đầu, không còn bàn tay, bàn chân với mảng bê tông dính trên người. Đến chiều ngày 5-8, trong cuộc họp báo Thành ủy Hà Nội, đại diện CATP Hà Nội, Thượng tá Võ Hồng Phương, Phó trưởng Phòng PC 45 CATP Hà Nội đã công bố, thi thể phát hiện tại bến đò Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội là xác của chị Huyền.

“Sau khi nhận được kết quả từ CQCA, tôi tin tưởng rằng, cơ quan giám định, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) có đầy đủ cơ sở khoa học với hệ thống kỹ thuật hiện đại nên gia đình rất tin tưởng vào kết quả đã nhận được từ cơ quan này...”, ông Lê Văn Viễn khẳng định.

Mặt khác, tại thời điểm phát hiện thấy xác cô gái ở gần bến đò Vân Đức, trực tiếp bà Nguyễn Thị Hiền, mẹ ruột chị Lê Thị Thanh Huyền cũng đã có mặt tại hiện trường. Bà Hiền cho biết, với tâm lý của người mẹ gần 10 tháng ròng rã đi tìm thi thể của con và lần đầu tiên bà đến bến đò Vân Đức (Gia Lâm – Hà Nội), bà đã có một linh cảm rất đặc biệt, hoàn toàn không giống các lần khác.

Ngay thời điểm ấy, dù nhìn chiếc áo không giống với trang phục mà chị Huyền mặc trước khi rời nhà, nhưng bà Hiền đã linh cảm thi thể cô gái xấu số ấy đúng là con gái mình. Chính vì vậy, sau khi được lấy mẫu đem đi giám định ADN, bà và cả gia đình đã khấp khởi, chờ đợi kết quả... Và gia đình bà như vỡ òa và được an ủi phần nào khi kết quả cho rằng: Thi thể cô gái xấu số được tìm thấy gần bến đò Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội đúng là con gái bà.


Nơi phát hiện xác nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.

Giải thích về sai số kết quả giám định ADN, một giáo sư thuộc Hội di truyền học Việt Nam cho biết, trong giám định ADN, với những mẫu giám định người sống thì xác suất sai gần như bằng 0. Nhưng đối với những hài cốt lâu năm hoặc những thi thể bị trôi sông lâu ngày thì xác suất đúng chỉ là 95 - 97% vì ADN trong hài cốt chôn lâu năm với điều kiện khí hậu nóng ẩm, không còn chất lượng nữa. 

Như vậy, kết quả giám định ADN thi thể được cho là của nạn nhân vụ TMV Cát Tường  chỉ đúng 95% với mẹ đẻ là điều hoàn toàn dễ hiểu và nó phù hợp với điều kiện nóng ẩm ở Hà Nội.

Ông Lê Văn Viễn cho biết, những ngày qua, một số thông tin cho rằng gia đình nghi ngờ kết quả giám định ADN từ cơ quan giám định Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) là không đúng sự thật. Bởi ngay từ đầu, gia đình ông hoàn toàn tin tưởng vào kết quả của CQCA. Tâm nguyện của cả gia đình là cố gắng tìm nốt những phần thi thể còn lại của chị Huyền.

Vì vậy, những ngày qua, gia đình ông đã nhờ hai thợ lặn mò tìm ở xung quanh vị trí tìm thấy thi thể của vợ trong bán kính 100m. Thợ lặn đã dùng cả tay, cả câu lưới quét nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.  Việc tìm kiếm này cũng nhận được sự trợ giúp của chính quyền địa phương.


Ông Lê Văn Viễn: “Tôi tin tưởng vào kết quả đã nhận được từ Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an)”.


Bác sỹ Tường có thể chôn xác nạn nhân trước khi phát hiện?

Lý giải về vấn đề này, quyền Viện trưởng Viện Pháp y Quốc Gia Phạm Xuân Toàn cũng cho rằng: Qua kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu thi thể người thì sau khi chết, các tế bào ngừng hoạt động, thi thể bắt đầu phân hủy. Việc phân hủy nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, điều kiện môi trường. Nếu thi thể nằm trên cạn, quá trình phân hủy sẽ nhanh hơn.


Ông Phạm Xuân Toàn cho rằng, việc thi thể chị Huyền tới gần 10 tháng chưa phân hủy hết là trái với quy luật tự nhiên.     Ảnh: Nguyễn Vũ

Trường hợp chị Lê Thị Thanh Huyền, nếu thi thể ở trong môi trường nước, nổi lên bề mặt sông Hồng, với điều kiện khí hậu ở Hà Nội thì sẽ bị phân hủy hoàn toàn sau 3-4 tháng. Ông Phạm Xuân Toàn cho rằng, việc thi thể chị Huyền tới gần 10 tháng chưa phân hủy hết là trái với quy luật tự nhiên.

Mặt khác, xoay quanh giả thiết, nạn nhân vụ TMV Cát Tường có thể bị chôn ở gần bờ sông Hồng, sau đó đổ bê tông lên xác, lấp cát lên trên. Sau trận mưa bão vừa qua, nước sông dâng cao, xói mòn bãi cát khiến thi thể nạn nhân lộ thiên, trôi theo dòng nước. Ông Phạm Xuân Toàn cho rằng cũng có thể đây là một khả năng xảy ra khiến cho xác nạn nhân chậm phân hủy hơn. Mặt khác, nếu thi thể được bao bọc bởi bê tông cũng khiến những tác động ngoại cảnh, vi sinh vật bên ngoài không thể tấn công, làm cho thi thể chậm phân hủy hơn so với những tử thi khác.

Ngoài ra, nếu hố chôn được đào gần sông thì nước cũng ngấm vào trong, tạo môi trường mát mẻ. Đặc biệt, các hạt cát nhỏ ngấm nước thường rất mát. Trong môi trường nhiệt độ thấp dưới bãi cát có nước, quá trình phân hủy thi thể sẽ diễn ra chậm hơn. Do đó, sau quá trình xói mòn, xác trôi theo dòng nước và được người dân phát hiện ngay sau đó thì khả năng sau gần 10 tháng, thi thể chưa bị phân hủy hết cũng là điều dễ hiểu...

 

Theo phapluatxahoi.vn

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm