| Hotline: 0983.970.780

Vùng lũ Bản Hồ: Khi lòng dân chưa yên

Thứ Tư 03/07/2019 , 07:01 (GMT+7)

Một tuần sau trận lũ quét qua xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai), mọi thứ vẫn ngổn ngang. 16 hộ dân đã đồng loạt ký đơn “tố” nhà máy thủy điện Sử Pán 1 xả lũ gây thiệt hại.

[clip] Chưa đầy 4 phút nước lũ tràn vào nhà ngập cả mét, ngày 24/6/2019


Một tuần sau, người dân Bản Hồ vẫn không hết bàng hoàng, sợ hãi. Anh Đào A Phổng, thôn Bản Dền cho biết, chưa bao giờ chứng kiến trận lũ khủng khiếp như vậy.

2h sáng ngày 24/6, trời có mưa nhỏ, cả nhà anh vẫn ngủ ngon. Tuy nhiên, tới 3h sáng, lũ đổ về ầm ầm, ngập ngang cổ. Anh Phổng cho biết, trước nay kể cả mưa lớn 3 – 4 ngày, nước lũ chưa bao giờ ngập cầu treo. Cơn lũ tràn tới và rút đi trong vòng 20 phút khiến người dân ngỡ ngàng. “Chưa bao giờ có lũ to như thế. Vì mưa rất nhỏ, không thể tại mưa lớn gây lũ quét được. Chắc chắn là do thủy điện Sử Pán 1”, anh Phổng cho biết.

16-30-32_1
Hình ảnh ngổn ngang sau 1 tuần mưa lũ tại xã Bản Hồ.

Tính riêng nhà anh Phổng, tài sản bị cuốn trôi do vỡ kè lên tới vài tỷ đồng. Ông Lù Cao Xuể, 1 người dân cho biết, gần 80 năm rồi, chưa khi nào ông gặp trận lũ lớn như vậy. “Mưa gió rất ít, không hiểu sao lại có lũ lớn. Chúng tôi nghi ngờ thủy điện xả lũ trong đêm", ông nói.

Cũng theo ông Xuể, suối Mường Hoa trước đây nước rất sâu, nay dòng suối oằn mình gánh chịu cát sỏi thải từ các nhà máy thủy điện. Ông Xuể than thở, từ khi thủy điện xuất hiện, lòng suối bị bồi lấp. Cứ như thế này, người dân không biết sống sao.

Trong khi đó, ông Đào A Khởi, Chủ tịch UBND xã Bản Hồ cho biết, tổng thiệt hại toàn xã do mưa lũ gây ra khoảng 15 tỷ đồng. Có 59 hộ bị ảnh hưởng. Trong đó, 3 hộ nặng nhất phải di chuyển chỗ ở. Từ khi mưa lũ xảy ra, chính quyền xã Bản Hồ đã tích cực giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả.

16-30-32_2
Người dân đang hết sức bức xúc sự vô trách nhiệm của các NM thuỷ điện.

Về nguyên nhân, theo ông Khởi, phần lớn là do thủy điện Sử Pán 1 xã lũ. Xã đã báo cáo huyện, tỉnh việc này. Tuy nhiên, tới ngày 2/7, xã chưa nhận được hồi âm. Cũng theo ông Khởi, từ khi xảy ra vụ việc, nhà máy thủy điện không hề tới thăm hỏi, động viên người dân chứ đừng nói chuyện đền bù. Cũng không hề tới làm việc với xã bàn cách khắc phục hậu quả.

[clip] Lũ ở Bản Hồ ngày 2/7/2019


“Theo kinh nghiệm, nếu không có tác động của việc xả lũ từ các đập thủy điện thì không có chuyện ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân. Sau khi xảy ra lũ quét, xã cử cán bộ kiểm tra ngay thủy điện Sử Pán 1 vì duy nhất đơn vị này có chức năng xả lũ”, ông Khởi khẳng định.

Thời gian tới, UBND xã Bản Hồ đề nghị cơ quan chức năng huyện Sa Pa cũng như tỉnh Lào Cai đánh giá, xác định rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm rõ ràng các chủ đầu tư nhà máy thủy điện gây ra mưa lũ, đề nghị bồi thường thiệt hại cho bà con sớm nhất.

Hiện tại, riêng xã Bản Hồ có tới 6 thủy điện đang băm nát dòng suối Mường Hoa. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Tân Phong, Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết, ngay sau khi xảy ra trận mưa lũ, tỉnh Lào Cai đã giao cho Sở Công thương vào cuộc, xác định rõ nguyên nhân. Có thể do lòng suối Mường Hoa bị bồi lấp khiến dòng chảy thay đổi, gây ra lũ quét cục bộ.

16-30-32_3
Người dân Bản Hồ mong muốn làm rõ nguyên nhân gây mưa lũ.

Nói về những bức xúc của người dân, ông Phong cho rằng, đó là những cảm xúc cá nhân, việc do thủy điện xã lũ hay không phải chờ Sở Công thương kết luận. Trước mắt, huyện Sa Pa hỗ trợ 3 hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có phương án di dời tới nơi an toàn. Huyện sẽ thuê đơn vị khảo sát, nghiên cứu, tiến hành nạo vét lòng suối Mường Hoa, trả về nguyên trạng.

Trong ngày 2/7, chúng tôi đã liên hệ với ông Đỗ Trường Giang, GĐ Sở Công thương Lào Cai. Ông Giang cho biết, kết quả xác định, trả lời báo chí ra sao đã giao lại cho văn phòng Sở.

 

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất