| Hotline: 0983.970.780

Vườn - ao - chuồng thu nhập cao

Thứ Sáu 21/11/2014 , 08:15 (GMT+7)

Anh Lê Thiện Cường ở xóm 4 Diễn Thành (Diễn Châu, Nghệ An) có thu nhập 200 - 250 triệu đ/năm từ trồng trọt và chăn nuôi.

Anh Cường có 6 năm kinh nghiệm nuôi cá lóc trong bể xi măng, năm nào cũng thu được lợi nhuận cao. Mô hình được anh xây dựng gồm 5 bể, mỗi bể có diện tích 20 m2.

Tháng 3/2014 anh thả nuôi 2 vạn con cá lóc giống, mật độ thả 100 con/m2, nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp. Trong quá trình nuôi, nguồn nước được thay hàng ngày nên cá rất ít bị dịch bệnh. Sau 6 tháng nuôi trọng lượng cá đạt 1 - 1,2 kg/con với tổng sản lượng 4 tấn, giá bán 70.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí anh thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Gia đình anh có 7 sào ruộng. Với tính chịu khó, siêng năng, luôn nắm bắt được kỹ thuật trồng cũng như thời vụ nên cả vụ xuân và hè, anh trồng dưa hấu. Năm 2014, hai vụ dưa đều được mùa, mỗi sào sau khi trừ chi phí lãi 6 triệu đồng. Riêng thu nhập từ dưa hấu là 80 - 90 triệu đ/năm.

Vụ đông toàn bộ diện tích anh trồng các loại rau súp lơ, bắp cải, su hào, cải…. Tính thu nhập từ các loại rau đợt 1 là 20 triệu đồng. Hiện tại có 3 sào bắp cải đang ở giai đoạn bắt đầu cuốn bắp, 1 sào súp lơ xanh đã ra hoa, 2 sào su hào đã cho củ, 1 sào các loại rau khác… Nếu rau vụ đông này bán được giá sẽ cho thu nhập thêm khoảng 45 - 50 triệu đồng.

Ngoài ra, anh còn nuôi thêm 2 con bò thịt, 1 con lợn nái chủ yếu để tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cũng cho thu nhập 15 - 20 triệu đ/năm.

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng

QUẢNG TRỊ Cây cà phê từng khiến chị rơi vào cảnh trắng tay. Nhưng cũng nhờ trồng và chế biến cà phê đặc sản dưới tán rừng, chị đã tìm lại chính mình.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.