| Hotline: 0983.970.780

Vượt qua bóng tối làm lại cuộc đời trên mảnh mới

Thứ Ba 30/01/2018 , 14:50 (GMT+7)

Rời quê hương Quan Hóa (Thanh Hóa) vào vùng đất mới thôn Dhung Knung, xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) từ năm 2001, anh Đinh Công Thu (dân tộc Mường) cùng vợ con mong muốn lập nghiệp, tìm cuộc sống mới và rời xa con đường nghiện ma túy mà anh vướng phải.

Giờ đây cuộc sống gia đình anh đã ổn định, anh Thu đã đoạn tuyệt được với ma túy.

11-17-50_cn-nh-moi-cu-nh-thu
Căn nhà mới của anh Thu đang được hoàn thiện

Sau khi anh Thu lấy vợ, bố mẹ làm nhà cho ra ở riêng và giao đất làm ruộng, trồng luồng. Cuộc sống tự lập, sớm ổn định của gia đình anh những tưởng sẽ chỉ có hạnh phúc. Nhưng niềm vui kéo dài chưa lâu thì đến năm 1995, anh đã bị bạn bè lôi kéo vào con đường nghiện ngập.

Kinh tế gia đình trông vào vào mấy sào ruộng với hơn 9.000 gốc luồng nhưng luôn thiếu trước hụt sau. Làm ra đồng nào, anh giành hết mua thuốc hút chích, mặc cho vợ con đói rách, thiếu thốn. Trong khi mỗi ngày tốn hàng trăm nghìn đồng mua thuốc. Đồ đạc trong nhà, đất đai cũng dần bay theo khói thuốc.

Ông Đinh Công Ỉnh, bố anh Thu nhớ lại: “Ở quê lúc đó rất nhiều người nghiện ma túy, nhất là lứa tuổi thanh niên, trung niên. Khi thấy con bị nghiện, gia đình đã dùng nhiều cách từ khuyên bảo, động viên cai nghiện, trách mắng đến không cung cấp lương thực, tiền bạc nhưng Thu vẫn không từ bỏ được nàng tiên nâu”.

Kinh tế túng bấn nên năm 2001 anh Thu đã quyết định đưa cả nhà cùng vào định cư tại thôn Dhung Knung, xã Cư Pui, mong muốn làm lại cuộc đời. Lúc mới vào, dù cố nhưng anh vẫn chưa thể bỏ ngay sự cám dỗ của khói thuốc. Anh tìm mọi cách để có thuốc, kể cả trốn vợ về quê mua thuốc vào dùng.

Sau 10 năm cai nghiện với bao cơ cực, bằng nỗ lực và lòng quyết tâm, anh Thu đã rời bỏ được “nàng tiên nâu”, điều mà trước đây anh nghĩ mình không thể vượt qua. Anh đã chịu đựng những cơn đau mỗi lần lên cơn nghiện- bụng chướng, buồn nôn, hoa mắt, đau nhức khớp xương, người vật vã khó chịu…những lúc đó, anh đã nghĩ về bản thân và gia đình.

Anh Thu chia sẻ: “Vì nghiện mà bố mẹ, vợ con, anh em đều xa lánh. Cuộc sống đã đói khổ lại càng thêm khó khăn. Khi lên cơn trong người không còn nghĩ được gì nữa. Đau đớn, tủi hổ cả thể xác lẫn tinh thần. Giờ nghĩ lại vẫn còn thấy sợ. Nhờ nghĩ về gia đình, bố mẹ và tương lai của các con, mình càng quyết tâm cai nghiện”.

11-17-50_ong-inh-b-ht
Ông Ỉnh và bà Hát kể lại thời gian anh Thu bị nghiện ma túy

Anh đã chịu đựng sự “đói thuốc” đến kinh hoàng. Khi công việc ở nhà tạm ổn, anh lại đi làm thuê. Anh làm việc cần mẫn, không còn thời gian rảnh rỗi để nghĩ về ma túy, không giao lưu với người nghiện. Hiện nay trong thôn Dhung Knung có 6 người nghiện. “Nếu mình tiếp xúc với người nghiện thì rất dễ bị tái nghiện”, anh Thu nói.

Ngoài ra, phải kể đến sự chăm sóc tận tình của người mẹ, là bà Vi Thị Hát. Bà có nghề bốc thuốc nam nên khi con trai cai nghiện, hàng ngày bà lên rừng hái lá, đào rễ cây về để xông và nấu nước thuốc uống. Bà Hát kể lại: “Thấy con vật vã khi bị lên cơn nghiện mà chảy nước mắt. Thương con nên hàng ngày lên rừng hái lá về xông cho con uống ra mồ hôi, nhờ vậy con đã cai nghiện được”.

Cuộc sống anh Thu giờ đổi thay rất nhiều. Gia đình anh đã thoát diện hộ nghèo được mấy năm. Với 2 ha cà phê, 2 sào lúa, hơn 100 cây điều và gần 100 trụ tiêu cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm sau khi trừ hết chi phí. Vừa qua anh bán 5 con bò, mượn thêm ngân hàng 200 triệu thêm vào làm căn nhà kiên cố trị giá gần 700 triệu đồng.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm