| Hotline: 0983.970.780

Xã nông thôn mới củng cố tiêu chí thu nhập

Thứ Hai 21/11/2016 , 09:15 (GMT+7)

So với 2 xã NTM khác của TX Ngã Bảy, xã Hiệp Lợi không có được cái nền cơ bản tốt như Đại Thành và Tân Thành. Tuy nhiên, do được quan tâm đầu tư phát triển những mô hình kinh tế hiệu quả nên thu nhập của bà con cũng đạt khá cao.

16-59-08_2
Dự án Bò Heifer đang phát triển đầy triển vọng tại xã Hiệp Lợi
 

Một hướng phát triển SX nữa của Ngã Bảy là nuôi bò. Dự án bò Heifer từng được triển khai thành công tại huyện Vị Thủy. Nắm bắt được hiệu quả mô hình, Phòng Kinh tế TX Ngã Bảy chủ động làm tờ trình xin dự án về địa phương để giúp các hộ nghèo vươn lên.

Theo đó, năm 2015, Trung tâm KN-KN Hậu Giang đã hỗ trợ xã Hiệp Lợi 20 con bò cái để chuyển giao cho 20 hộ nghèo nuôi. Anh Nguyễn Cống Minh (ngụ ấp Láng Sen) cho biết, mỗi hộ được mượn một con bò cái. Ngoài ra còn được hỗ trợ kỹ thuật nuôi rất tỷ mỷ. Cán bộ phụ trách dự án còn đến từng nhà kiểm tra, hướng dẫn người nuôi thực hiện đúng kỹ thuật.

Đến khi bò sinh sản, hộ nào nhận được bò cái, thì chỉ cần nuôi bê con đạt trọng lượng bằng với bò mẹ khi nhận về, rồi trả lại cho Dự án. Nếu sinh sản là bò đực người dân cứ nuôi đến khi nào bê con đạt giá trị bằng với bò mẹ khi mới nhận về thì trả lại cho dự án.

Ngoài ra đối với hộ còn khó khăn, có thể làm đơn xin được nuôi thêm con bê do bò mẹ đẻ ra. Khi đó, người phụ trách Dự án Bò Heifer sẽ thẩm định xem xét, đủ yêu cầu sẽ cho gia đình đó nuôi, không cần trả lại bê con.

Gia đình anh Minh nuôi bò dự án đã được gần 1,5 năm, hiện bò đã mang thai được 7 tháng, anh chia sẻ: "Tại địa phương cái gì thiếu chứ cỏ không thiếu. Tôi trồng thêm ít cỏ voi để vỗ béo cho bò. Đặc biệt, xã còn lồng ghép mô hình trồng đậu bắp đến các hộ nuôi bò nên càng chủ động được nguồn dinh dưỡng để bò phát triển".

Còn gia đình anh Huỳnh Văn Úc Em đang trông chờ từng ngày bò mẹ sinh sản. Gia đình anh cũng nhận bò dự án từ tháng 6/2015. Đến nay bò đã mang thai được 9 tháng, anh chị đang canh ngày canh đêm chờ bò sinh hạ bê con.

“Nếu bò giống nhà tôi đẻ con cái tôi sẽ nuôi lớn đúng như hợp đồng đã ký rồi trả lại cho dự án, giúp những hộ nghèo khác cũng có bò để chăn nuôi. Khi đó, tôi đã có trong tay con bò trị giá khoảng 15 triệu đồng. Gia đình tôi sẽ chăm sóc nuôi cho nó đẻ tiếp để phát triển kinh tế”, anh Úc Em nói.

Ông Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng Kinh tế TX Ngã Bảy cho biết năm 2015, thị xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. TX vẫn đang củng cố các tiêu chí. Bằng những sáng kiến và những mô hình hay học hỏi được, địa phương đã chủ động triển khai đến tận tay các nông hộ, giúp bà con vươn lên xóa nghèo và làm giàu.

Đến nay, thu nhập của bà con trên địa bàn các xã đạt khoảng 33 triệu đồng/người/ năm, cao hơn rất nhiều so với 11 triệu đồng/ người/năm vào 2011.

 

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.