| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng tuyến đê kiểu mẫu từ nguồn lực xã hội hóa

Thứ Hai 17/05/2021 , 19:39 (GMT+7)

Xã hội hóa trong xây dựng tuyến đê kiểu mẫu giúp giảm nhẹ gánh nặng nguồn vốn đầu tư và công sức của lực lượng quản lý bảo vệ đê.

Đê tả sông Chu do Hạt Quản lý đê Thọ Xuân quản lý được UBND tỉnh Thanh Hóa trình Tổng cục Phòng chống thiên tai công nhận tuyến đê kiểu mẫu. Ảnh: Võ Dũng.

Đê tả sông Chu do Hạt Quản lý đê Thọ Xuân quản lý được UBND tỉnh Thanh Hóa trình Tổng cục Phòng chống thiên tai công nhận tuyến đê kiểu mẫu. Ảnh: Võ Dũng.

Dẫn chúng tôi tham quan tuyến đê vừa được trình Tổng cục Phòng chống thiên tai công nhận tuyến đê kiểu mẫu, ông Lê Năng Dũng, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Thọ Xuân (Thanh Hóa) không dấu nổi niềm tự hào.

Để có tuyến đê kiểu mẫu sắp công nhận, ngoài lực lượng quản lý bảo vệ đê còn có công sức đóng góp không nhỏ của chính quyền địa phương các xã và người dân.

Theo ông Dũng, giai đoạn 2016 -2020, Hạt Quản lý đê Thọ Xuân đăng ký xây dựng tuyến đê kiểu mẫu từ km 11+ 800 – km 19+800 thuộc đê tả sông Chu đi qua các xã Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường (nay là xã Trường Xuân) và xã Xuân Lai. Đến nay, từ km 16+400 – k19 + 800 đã được UBND tỉnh Thanh Hóa trình Tổng cục Phòng chống thiên tai công nhận tuyến đê kiểu mẫu.

Chính quyền địa phương, người dân đã đầu tư trồng hoa bên hành lang đê, lập rào chắn ngăn xe quá tải trọng, lắp biển cảnh báo giao cho các tổ chức đoàn thể quản lý. Ảnh: Võ Dũng.

Chính quyền địa phương, người dân đã đầu tư trồng hoa bên hành lang đê, lập rào chắn ngăn xe quá tải trọng, lắp biển cảnh báo giao cho các tổ chức đoàn thể quản lý. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Dũng cho biết, để xây dựng tuyến đê kiểu mẫu, ngoài việc lập kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo thì còn rất nhiều việc phải làm. Quá trình thực hiện, vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn đầu tư.

Thanh Hóa là tỉnh có rất nhiều tuyến đê với tổng chiều dài lên đến trên 1.000 km, đi qua 17 huyện thị. Đây đều là những tuyến đê có tuổi đời cao, hàng nằm cần một nguồn vốn rất lớn để duy tu bảo dưỡng và xủ lý khẩn cấp. Nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đê kiểu mẫu rất hạn hẹp.

Bài liên quan

Sau khi rà soát những nhiệm vụ phải làm, UBND huyện Thọ Xuân và Hạt Quản lý đê Thọ Xuân đã làm việc với các xã, vận động xã hội hóa trong xây dựng tuyến đê kiểu mẫu.

Những việc cần làm trước mắt là xử lý vi phạm nếu có, thu gom cây cối, hoa màu, tháo dỡ các công trình vi phạm, vận động nhân dân hiến đất làm đường hành lang chân đê...

Từ năm 2016 đến nay, ngoài nguồn vốn nhà nước đầu tư đổ gần 3 km đường ven chân đê, người dân đã tự nguyện hiến đất và đổ bê tông 2,6 km. Ngoài ra, các vị trí dốc lên đê của nhân dân, các trục đường chính của làng qua đê từng bước được tu bổ, xây dựng.

Nguồn đất đá dự trữ, các tuyến đê được UBND các xã gắn 20 biển cảnh báo, giao cho các tổ chức đoàn thể tự quản.

Sau một thời gian thường xuyên có tình trạng xe quá tải trọng chạy trên đê, chính quyền địa phương và Hạt Quản lý đê Thọ Xuân đã phối hợp lập rào chắn hạn chế tải trọng tại điểm đầu – cuối các tuyến đê, lắp đặt camera tại 13 mỏ cát để giám sát tải trọng. Chủ các mỏ cát buộc phải lập bản cam kết không cấp nguyên liệu cho các xe vượt tải trọng đi trên đê.

Một tuyến đê đẹp, đường ven chân đê được người dân, chính quyền địa phương hưởng ứng, hiến đất đổ đường bê tông. Ảnh: Võ Dũng.

Một tuyến đê đẹp, đường ven chân đê được người dân, chính quyền địa phương hưởng ứng, hiến đất đổ đường bê tông. Ảnh: Võ Dũng.

Theo thông tin từ Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa (nay là Chi cục Thủy lợi), Năm 2016, Thanh Hóa tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “xây dựng tuyến đê kiểu mẫu” và ký kết giao ước thi đua giai đoạn 2016 – 2020 giữa 10 huyện, thị xã, thành phố có đê Trung ương từ cấp III đến cấp I.

Giai đoạn này, Thanh Hóa đăng ký xây dựng 11 tuyến đê kiểu mẫu và 2 hạt quản lý đê điển hình. Hiện nay, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Tổng cục Phòng chống thiên tai công nhân 5 tuyến đê kiểu mẫu và 1 hạt quản lý đê điển hình với tổng chiều dài gần 25 km.

Xây dựng đê kiểu mẫu còn nhiều khó khăn:

"Trong bối cảnh nguồn đầu tư hạn hẹp, nếu không có xã hội hóa, không biết đến lúc nào Thanh Hóa mới xây dựng được các tuyến đê đạt tiêu chí đê kiểu mẫu. Giai đoạn 2016 -2020, Thanh Hóa có 6 tuyến đê với tổng chiều dài hơn 17 km và 1 hạt quản lý đê (theo đăng ký) chưa đạt tuyến đê kiểu mẫu, hạt quản lý đê điển hình.

Tuy nhiên, việc không đạt được mục tiêu là do nhiều yếu tố khách quan. Thời gian tới, Thanh Hóa vẫn sẽ áp dụng “chính sách” xã hội hóa trong xây dựng tuyến đê kiểu mẫu và hạt quản lý đê điển hình. “Chính sách” này hiệu quả và cũng cho thấy là phương án khả dĩ nhất trong bối cảnh gần như nguồn ngân sách chủ yếu chỉ dùng để tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và xử lý cấp bách các tuyến đê" - Ông Đỗ Minh Chính, Trưởng phòng Quản lý đê điều – Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.