Hải Dương còn hàng ngàn công trình xây dựng trên phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi chưa thể tháo dỡ. Ảnh: MP |
Để xử lý các hành vi vi phạm, Nghị định 104 và Nghị định 65/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành chi tiết mức xử phạt.
Nuôi gia súc trong phạm vi bảo vệ an toàn thủy lợi, phạt đến 10 triệu đồng
Theo đó, điều 17 Nghị định 65 quy định, xử phạt từ 100.000 – 300.000 đồng đối với các hành vi làm lều, quán, tường, xây các công trình tạm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thruy lợi; đào, cuốc, xới, đánh vâng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phá dỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước; hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Bên cạnh đó, Điều 17 nghị định 65/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi: Không gửi báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và thời gian quy định;
Không thực hiện kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và chế độ quy định; không có hoặc không tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công;
Không thực hiện kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định; không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi; không có hoặc không thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt; không có hoặc không rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm hoặc không thực hiện phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đã được phê duyệt.
Xây dựng nhà xâm phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình thủy lợi là thực trạng nhức nhối ở huyện Ân Thi. Ảnh: MP |
Nổ mìn trong phạm vi bảo vệ an toàn thủy lợi: phạt từ 80 - 100 triệu đồng
Đối với hành vi mở rộng quy mô công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng (hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình dưới 10m2.
Nếu cơi nới, làm tăng diện tích công trình từ 10 – 30m2, khung phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng; xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình trên 30m2, mực phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi thay đổi kết cấu công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, mức phạt có thể lên tới 25 triệu đồng.
Theo Nghị định 65/2017/NĐ-CP, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi; xây dựng nhà ở, công trình phụ, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không chỉ xử phạt hành chính, Nghị định 65 năm 2017 của Chính phủ còn quy định biên pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; khoản 8 Điều này;
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này.