| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 25/03/2018 , 07:36 (GMT+7)

07:36 - 25/03/2018

Xin đừng để người dân luôn nơm nớp 'sống trong sợ hãi'

Đề nghị cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả các cán bộ thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát để xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng bởi họ đã được trả lương để làm nhiệm vụ này nên không thể chỉ… rút kinh nghiệm là xong phải không các bạn?

Chỉ trong vòng mấy ngày, hai vụ nghiêm trọng đã xảy ra làm 14 ngườu thiệt mạng, gần 100 người nhập viện. Tang thương lại nối tang thương xảy ra trên mảnh đất thân yêu của chúng ta như cảnh báo rằng, sự đau thương, mất mát này chưa biết đến bao giờ chấm dứt…

Nếu ở vụ thứ nhất, khi chiếc xe cứu hỏa chạy vào đường ngược chiều đấu đầu với một xe khách, làm một chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hi sinh đang gây nhiều tranh cãi về tính đúng - sai thì vụ cháy khu chung cư cao cấp Carina Plaza cũng đặt ra nhiều những câu hỏi về công tác phòng cháy, chữa cháy.

Ở vụ xe tông nhau, về luật thì xe cứu hỏa có thể đi vào bất cứ đường nào khi làm nhiệm vụ nhưng qua xem clip, không thể không trách người tài xế xe cứu hỏa đã rất thiếu kinh nghiệm. Anh ta hoàn toàn có thể xử lý cẩn trọng hơn như giảm tốc độ hoặc đi vào lề đường bên trái trước khi nhập làn.

Còn người tài xế xe khách, không loại trừ cái “bản tính” luồn lách, tranh cướp đường vốn không hiếm đối với những loại xe này dù cao tốc hay không cao tốc.

Song, đúng sai là việc của cơ quan có trách nhiệm còn người chết, người bị thương thì đó là sự đau thương, mất mát của mỗi gia đình và trực tiếp, họ và người thân của họ phải gánh chịu.

Đối với vụ hỏa hoạn ở Carina Plaza, giờ đây các cơ quan chức năng và báo chí, dư luận đang lật lại các nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn kinh hoàng này.

Nào là còi báo động không kêu, cửa thoát hiểm bị chèn đá, công tác phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo yêu cầu, các phương tiện cứu hộ không đạt đủ tầm cao...

Công bằng, khác với không ít vụ cháy nổ trước đây, khi mà lực lượng cứu hỏa có mặt thì đám cháy đã tắt vì… không còn gì để cháy thì lần này, vụ cháy đã được lực lượng cứu hỏa kịp thời có mặt chỉ 7 phút kể từ lúc nhận tin. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã không quản hiểm nguy cứu sống gần 200 người đang mắc kẹt trong vùng nguy hiểm. Đã có một bảo vệ hi sinh và một chiến sĩ cảnh sát trong đội cứu hộ đã bị bỏng nặng…

Song, giống như trong lĩnh vực y tế, phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng cứu hỏa hơn cứu hỏa, giờ đây sau yêu cầu của Chính phủ, một cuộc rà soát công tác phòng cháy ở tất cả các chung cư cao tầng lại được tiến hành.

Và tất nhiên, cùng với những báo cáo “chỉ rõ nguyên nhân”, “kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm” sẽ có một số nơi bị xử phạt để rồi có thể bất cứ một ngày nào đó, một vụ hỏa hoạn xảy ra để lại “chỉ rõ nguyên nhân”, “kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm”…

Công bằng, hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào và lúc nào. Những nước tiên tiến, với phương tiện hiện đại, những tai nạn vẫn cứ xảy ra.

Tuy nhiên, vấn để là nó xảy ra với mức độ nào, tần suất nhiều hay ít và công tác phòng chống ra sao, đặc biệt là việc phòng cháy được tiến hành như thế nào là điều đáng phải quan tâm.

Tóm lại, làm gì và làm như thế nào là trách nhiệm của các nhà quản lý và chuyên môn. Chỉ xin một điều, đừng để người dân sống trong khu dân cư đông đúc, đặc biệt là những khu nhà cao tầng phải nơm nớp “sống trong sợ hãi”.

Trước mắt, hãy nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đó là kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cần xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Về cá nhân, người viết bài này xin đề nghị cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả các cán bộ thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát để xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng bởi họ đã được trả lương để làm nhiệm vụ này nên không thể chỉ… rút kinh nghiệm là xong phải không các bạn?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm