| Hotline: 0983.970.780

Xóm tàu hủ ky tất bật chạy hàng Tết

Thứ Tư 10/02/2010 , 10:59 (GMT+7)

Trước tháng Chạp được tin sản phẩm tàu hủ ky Ba Hoàng (Đinh Công Hoàng) ở ấp Mỹ Khánh 1, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đạt tiêu chuẩn đưa vào bán siêu thị trên Sài Sòn, lập tức bên kia bến phà Cần Thơ dân hàng quán ăn uống đã dò la sang sông Hậu đặt hàng mua tới tấp.

Trước tháng Chạp được tin sản phẩm tàu hủ ky Ba Hoàng (Đinh Công Hoàng) ở ấp Mỹ Khánh 1, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đạt tiêu chuẩn đưa vào bán siêu thị trên Sài Sòn, lập tức bên kia bến phà Cần Thơ dân hàng quán ăn uống đã dò la sang sông Hậu đặt hàng mua tới tấp.

Ông Ba Hoàng chủ lò tàu hủ ky ở Mỹ Hòa.

Thật vậy, từ Cần Thơ qua phà sang sông Hậu chạy theo đường quốc lộ 1A chừng hơn 1km tới ngã ba Cây Me rẽ vào bến đò Bờ Chùa, bên kia sông Cái Vồn (Bình Minh- Vĩnh Long) là một một xóm nhỏ nhà cửa nhấp nhô, khói trắng đong đưa trong ráng chiều đỏ ửng đẹp như tranh vẽ. Vừa đặt chân lên bến đò thì mùi sữa đậu hủ thơm lừng như ngạt ngào tỏa ra khắp xóm. Khung cảnh thật yên vui, đầm ấm. Nhà nhà, người người tới lui lăng xăng lo bổ củi, xúc than, ngâm đậu. Trước sân là giàn sào phơi tàu hủ giăng giăng.

Dân làm tàu hủ trong xóm nói từ độ mồng mười tháng Chạp trở đi cho tới sau Tết, cả xóm với hơn 20 lò chuyên làm tàu hủ ky vào mùa làm hàng tất bật. Nếu như số lượng hàng làm trong ngày thường khỏang 2 tấn/ngày thì trong tháng cao điểm cung hàng Tết lượng hàng tăng lên hơn gấp đôi.

Ít mấy ai ngờ rằng, trên đất xã Mỹ Hòa này từng vang xa trong và ngoài nước với giống bưởi Năm Roi ngon lành lại có thêm một sản phẩm của làng nghề nổi tiếng là tàu hủ ky. Ông Ba Hoàng, 61 tuổi là dân nối nghiệp làm tàu hủ ky thế hệ thứ tư ở xóm kể: “Nghề làm tàu hủ ky có nguồn gốc lâu đời của người Hoa. Nghề này lúc hưng thịnh nhất là vào những năm trước 1975. Về sau, tuy thăng trầm nhưng lớp con cháu ông Châu Sầm và người trong xóm vẫn cố gắng duy trì giữ được làng nghề mãi đến ngày nay. Nghề nấu tàu hủ ky tuy không khó làm nhưng đòi hỏi cực công, bền chí”.

Thợ làm tàu hủ ky ở Mỹ Hòa (Bình Minh).
Tàu hủ ky là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được chế biến từ đậu nành sạch 100%, không dùng bất kỳ hóa chất nào. Món ăn của người Hoa và nhất là những người ăn chay thường chế biến với món này. Nhờ xóm nằm cạnh một nhánh sông nhỏ của sông Hậu nước ngọt quanh năm, nên nguồn nước sạch lắng trong giữ màu sắc óng vàng của miếng tàu hủ.

Qui trình chế biến khá đơn giản- đậu nành xay rồi ngâm khỏang 2-3 giờ đổ vào nước rút vỏ cho hạt đậu thật sạch và bỏ vào cối xay nhuyễn thành bột. Sau đó vắt lấy nước (xác đậu bỏ đi có thể dùng làm thức ăn gia súc hay cho cá) rồi đổ vào lò nấu lửa than nóng âm ỉ đến khi miếng tàu hủ đọng thành váng, thợ nấu sẽ dùng thanh trúc gợt miếng tàu hủ vắt trên sào. Từ một chảo nấu tàu hủ ky cho ra 5 loại sản phẩm: tàu hủ ky miếng lớn; tàu hủ cọng non, tàu hủ cọng khô – 35.000đ/kg; ốc đậu (ốc heo dành cho người ăn chay bó giò thủ), miếng tàu hủ ky xếp hình dáng hao hao giống cá lưỡi trâu dùng để muối sả ớt – 50.000đ/kg và những cọng tàu hủ nhỏ chế biến cá cơm chay – 20.000đ/kg.

Vào Tết thực phẩm chế biến, nhiều nhất là món chay thanh sạch nên tàu hủ ky được đặt hàng nhiều. Giới chủ lò cho biết, đắt hàng làm không kịp. Nhưng cũng từ mấy ngày cận Tết này nguyên liệu đậu nành bất chừng lên giá 12.000đ/kg, tăng thêm 500-600đ/kg so với tết năm ngoái khiến giá sản phẩm tàu hủ ky tăng thêm bình quân 5.000đ/kg. Bây giờ mỗi khi khan nguyên liệu thì người làm làm hủ phải đi lên Châu Đốc (An Giang) hay thậm chí mua đậu từ bên Campuchia về.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm