| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái chủ động sơ tán dân khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất

Thứ Năm 05/09/2024 , 14:25 (GMT+7)

Trước diễn biến nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3 (bão Yagi), tỉnh Yên Bái đã ra công điện chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó.

Tỉnh Yên Bái ra công điện chỉ đạo các sở ngành, địa phương thực hiện các biện pháp ứng phó sớm với cơn bão số 3. Ảnh: Thanh Tiến.

Tỉnh Yên Bái ra công điện chỉ đạo các sở ngành, địa phương thực hiện các biện pháp ứng phó sớm với cơn bão số 3. Ảnh: Thanh Tiến.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão có tên quốc tế là Yagi đã vượt qua đảo Lu-Dông (Philippines) vào khu vực đông bắc biển Đông trở thành cơn bão số 3 hoạt động trên biển Đông trong năm 2024. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 12.

Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu sau bão, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các huyện, thị xã, thành phố và các ngành chức năng cần khẩn trương thực hiện các phương án, biện pháp ứng phó.

Chủ động các biện pháp phòng chống mưa lũ, sạt lở đất sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại. Ảnh: Thanh Tiến.

Chủ động các biện pháp phòng chống mưa lũ, sạt lở đất sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại. Ảnh: Thanh Tiến.

Công điện yêu cầu, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố chủ động theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ. Kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” , không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Tổ chức trực ban 24/24 giờ để nắm bắt, báo cáo khi có tình huống xảy ra.  

Đối với các địa phương, cần tổ chức các đoàn kiểm tra những nơi nguy hiểm cần chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Công điện của UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các địa phương cần chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Ảnh: Thanh Tiến.

Công điện của UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các địa phương cần chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Ảnh: Thanh Tiến.

Thực hiện kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hạ du; cắt cử lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn. Nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua đánh bắt cá... trên các sông suối khi đang có lũ. Đặc biệt, trong các ngày mưa lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi nương để đề phòng sạt lở đất đá gây thiệt hại về người.

Ngoài ra, chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi bão đổ bộ; gia cố, bảo vệ mái nhà sử dụng vật liệu dễ bị tốc, vỡ (proximăng, ngói), thay thế bằng các vật liệu đảm bảo như: mái tôn mạ kẽm. Xem xét việc thu hoạch sớm hoặc che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão lũ nếu xảy ra tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo Sở NN-PTNT theo dõi sát tình hình bão lũ, chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy sản để kịp thời báo cáo, đề xuất tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.

Ngành Nông nghiệp cần theo dõi sát tình hình bão lũ, chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Thanh Tiến.

Ngành Nông nghiệp cần theo dõi sát tình hình bão lũ, chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Thanh Tiến.

Đối với Bộ chỉ huy Quân sự và Công an tỉnh cần chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương triển khai công tác đảm bảo, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Sở Công thương cần phối hợp ngay với các địa phương triển khai công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thuỷ điện, nhất là xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hầm mỏ, hồ, đập chứa bùn thải, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.

Xem thêm
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII (ngày 18/9/2024).

Sạt lở đê bao ảnh hưởng 19 hộ dân và 3ha cây ăn trái

Bến Tre Trên địa bàn ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre xảy ra vụ sạt lở đê bao gây ngập khoảng 3ha cây ăn trái, ảnh hưởng đến 19 hộ dân.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Phú Thọ: Sạt lở nghiêm trọng dưới chân cầu Hạc Trì

Sau cơn bão số 3, dưới chân cầu Hạc Trì (Phú Thọ) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến một số hộ dân sống xung quanh khu vực sạt lở.

Bình luận mới nhất