| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt 5,55%

Chủ Nhật 11/02/2024 , 10:54 (GMT+7)

Tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt 5,55%; cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái đạt 5,29%.

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái đạt 5,29%.

Năm 2023, ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã từng bước đổi mới, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Qua đó đạt  được kết quả khả quan với tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,29%, nằm trong top 10 toàn quốc và đứng thứ 3 trong 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đóng góp quan trọng tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) toàn tỉnh.

Đến hết năm 2023, tỷ trọng ngành Nông nghiệp của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo đúng mục tiêu đề ra, chiếm 22,12% trong GRDP của tỉnh. Các chỉ tiêu chính của ngành Nông nghiệp đều hoàn thành, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch đề ra như: tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 325.000 tấn, đạt 102,6% kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt hơn 75.400 tấn, đạt 112,6% kế hoạch; trồng rừng đạt trên 16.000 ha, đạt 103,6% kế hoạch; sản lượng thuỷ sản đạt 14.300 tấn, đạt 100,6% kế hoạch; duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%…

Tỷ trọng ngành Nông nghiệp của tỉnh chiếm 22,12% trong GRDP. Ảnh: Thanh Tiến.

Tỷ trọng ngành Nông nghiệp của tỉnh chiếm 22,12% trong GRDP. Ảnh: Thanh Tiến.

Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai đồng bộ, năm 2023, toàn tỉnh đã công nhận thêm 7 xã nông thôn mới, 10 xã nông thôn mới nâng cao, 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Yên Bình được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, tỉnh Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới.

Chương trình xây dựng NTM đạt được kết quả tích cực, đến nay toàn tỉnh co 106 xã NTM. Ảnh: Thanh Tiến.

Chương trình xây dựng NTM đạt được kết quả tích cực, đến nay toàn tỉnh co 106 xã NTM. Ảnh: Thanh Tiến.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được các địa phương chủ động triển khai một cách hiệu quả, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Các địa phương trong tỉnh đã khai thác triệt để tài nguyên bản địa cùng với kỹ thuật, công nghệ chế biến tạo ra những sản phẩm OCOP đa dạng, phong phú, chất lượng, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản. Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức đánh giá, chứng nhận được 234 sản phẩm OCOP, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 209 sản phẩm đạt 3 sao.

Việc chuẩn hóa sản phẩm nông, lâm sản để phục vụ xuất khẩu cũng được quan tâm. Tỉnh Yên Bái đã có trên 23.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, hữu cơ; cấp 77 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trong đó 40 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và 33 mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa trên cây ăn quả có múi, cây chè, thanh long, lúa, cây rau màu cùng nhiều sản phẩm nông sản được áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic, góp phần nâng cao giá trị chất lượng cho sản phẩm nông sản.

Đến nay, Yên Bái đã có 234 sản phẩm OCOP. Ảnh: Thanh Tiến.

Đến nay, Yên Bái đã có 234 sản phẩm OCOP. Ảnh: Thanh Tiến.

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương và của tỉnh được triển khai kịp thời. Các hình thức tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị từng bước được phát triển, nhân rộng. Tỉnh đã triển khai hỗ trợ trên 50 dự án liên kết sản xuất cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh như: quế, măng tre Bát Độ, dâu tằm, góp phần bảo đảm cho sản xuất ổn định và tăng trưởng bền vững.

Yên Bái đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: lương thực có hạt, chè, cây ăn quả, đàn gia súc chính, thuỷ sản, quế, sơn tra, tre măng Bát độ, dâu tằm, gỗ nguyên liệu. Các vùng sản xuất hàng hóa phát triển ổn định mang lại những giá trị kinh tế cao cho người dân. Nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao như: quế, chè, tinh bột sắn, măng và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng với kim ngạch xuất khẩu hàng chục triệu đô la, chiếm từ 30 – 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Yên Bái được xuất khẩu. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Yên Bái được xuất khẩu. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Nguyễn Thế Phước – Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Năm 2024, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục lan tỏa sâu sắc việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. trong đó “Người nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực”, hướng tới mục tiêu “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Trung ương, của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết phát triển sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã; thu hút các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tăng cường thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số trong nông nghiệp. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2024 đạt 5,55%; cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.