| Hotline: 0983.970.780

10 sự kiện ngành thực phẩm thế giới 2011

Thứ Tư 28/12/2011 , 10:46 (GMT+7)

Cuối tháng 12/2011, Tạp chí thực phẩm Dairy Reporter (DR) của Anh đã bình chọn và công bố 10 sự kiện "đình đám" của ngành công nghiệp thực phẩm...

Cuối tháng 12/2011, Tạp chí thực phẩm Dairy Reporter (DR) của Anh đã bình chọn và công bố 10 sự kiện "đình đám" của ngành công nghiệp thực phẩm thế giới năm 2011.

1. Dupont mua lại Danisco với giá kỷ lục 6,49 tỷ USD

Sự kiện nổi bật nhất trong lĩnh vực thực phẩm thế giới trong tháng Giêng là việc hãng hóa chất khổng lồ của Mỹ, Dupont đã mua Công ty Thực phẩm Danisco của Đan Mạch với giá 6,49 tỷ USD, tăng 0,19 tỷ so với đề xuất ban đầu. Hợp đồng mua bán nói trên ký kết vào tháng 5/2011, qua phi vụ mua bán này đã đưa Dupont trở thành tập đoàn công nghệ sinh học lớn nhất  thế giới.

2. EU tăng nhập khẩu đường

Tháng 2/2011, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định tăng quota nhập khẩu đường lên 500.000 tấn nhằm giảm bớt căng thẳng về giá, đồng thời bổ sung phần thiếu hụt nghiêm trọng về đường cho thị trường châu Âu.

3. Thất bại thông qua quy chế thực phẩm sửa đổi

Đây là quy chế EU đưa ra năm 2008 nhưng đến tháng 3/2011 vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Quy chế này liên quan đến các sản phẩm của động vật nhân bản và sản phẩm có nguồn gốc phát sinh từ nhân bản (cả thế hệ con cháu về sau). Thậm chí đề xuất trên chỉ được người ta đưa ra bàn luận một cách chính thức và chung chung nên không biết đến bao giờ mới được phê duyệt.

4. EU để ý đến Aspartame

Tháng 5/2011, Liên minh châu Âu đã yêu cầu cơ quan chức năng, đặc biệt là Ủy ban Về sức khỏe và người tiêu dùng tiến hành nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực của Aspartame đối với sức khỏe con người và có kết luận chính thức vào tháng 7/2012, đặc biệt là hiệu ứng gây ung thư và gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai của loại hóa chất nói trên.

Aspartame là loại phụ gia thực phẩm, hay chất tạo ngọt (có mã số là E 951), được phát hiện vào năm 1965, sử dụng trong gần 6.000 sản phẩm thực và dược phẩm khác nhau, thường ở dạng bột màu trắng, không mùi, độ ngọt cao gấp 200 lần so với đường tự nhiên nên có người gọi là đường hóa học. EU yêu cầu đánh giá đầy đủ mức độ an toàn của Aspartame và công bố cho dư luận biết trước tháng 7/2012. Sở dĩ EU yêu cầu làm điều này là vì gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy Aspartame có tác động xấu đến sức khỏe con người.

5. Vụ scandal E. Coli ở Đức

Tháng 6/2011, tại Đức đã rộ lên một sự cố có liên quan đến an toàn thực phẩm, trong đó có trách nhiệm của cơ quan y tế và an toàn thực phẩm nước này đã chậm trễ trong việc xử lý. Hậu quả làm 27 người chết và 2.900 người khác bị ngộ độc tại 12 quốc gia. Thủ phạm là chủng E.Coli mới có tên E.Coli 0104:H4 được phát hiện ngày 2/5 trong rá đỗ ở bang Saxony Hạ nhưng cơ quan y tế của Đức lại quá chậm chễ, bỏ qua những cảnh báo của giới khoa học làm cho đại dịch bùng phát nhanh.

6. Đạo luật ghi nhãn thực phẩm

Tháng 7/2011, Quy chế ghi nhãn thực phẩm (FIR) đã được Cơ quan An toàn thực phẩm của EU thông qua bằng bỏ phiếu kín, với 606 phiếu thuận/46 phiếu chống. Đây là quyết định cuối cùng về ghi nhãn mác thực phẩm, trong đó có nhiều điểm đã được sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai. Các hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống sẽ có giai đoạn chuyển tiếp, 3 năm để chuẩn bị áp dụng đạo luật mới này, kể từ tháng 10/2011.

7. Unilever bán được nhiều thực phẩm

Hãng sản xuất thực phẩm liên doanh giữa Anh và Hà Lan Unilever được Ngân hàng Liberum Capital bình chọn là hãng sản xuất thực phẩm làm ăn phát đạt nhất năm 2011, không kể kem và đồ uống, tổng doanh thu ước đạt 14 tỷ euro. Tuy được bình chọn, nhưng Unilever lại từ chối công bố kế hoạch cụ thể. Theo dư luận thì Unilever có kế hoạch kinh doanh rất tỷ mỷ, cụ thể trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng kéo dài, trong đó có chính sách trọng người tài và trọng chữ tín.

8. Vụ chuyển nhượng lớn nhất trong lĩnh vực thực phẩm ở Anh

Tháng 9/2011, hãng sản xuất sữa của Anh đã chi ra tới 230 triệu USD để mua lại hãng Cargill của Bắc Ai-len tạo ra một doanh nghiệp sản xuất đồ uống và sữa lớn nhất tại quốc gia này, đưa vụ mua bán nói trên đạt kỷ lục trong lĩnh vực thực phẩm trong năm 2011 của Anh.

9. EU loại bỏ quata đường vào năm 2015

Các hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống của Liên minh châu Âu đã ca ngợi và ủng hộ quyết định của Ủy ban châu Âu về việc loại bỏ hệ thống quata đường vào năm 2015. Với quyết định nói trên sẽ giúp cho thị trường đường của thế giới nói chung và châu Âu nói riêng có những thay đổi lớn, tạo ra một sân chơi bình đẳng, giúp cho ngành sản xuất đường châu Âu phát triển, giá cả sẽ mang tính cạnh tranh hơn, có lợi cho nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

10. EU bật đèn xanh cho Steviol glycosides

Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng vào tháng 11/2011 cơ quan làm luật của Liên minh châu Âu đã đồng ý việc sử dụng Steviol glycosides (SG) vào cho thực phẩm và đồ uống, có hiệu lực từ ngày 2/12/2012. Đây là chất làm ngọt có mã số E 960 hay chất làm ngọt Steviol glycosides. Theo quy định nói trên, nhãn mác thực phẩm phải ghi cụ thể các thông số về SG để giúp người tiêu dùng biết và lựa chọn.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm