| Hotline: 0983.970.780

40 năm đổi thay diệu kỳ

Thứ Hai 04/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Thấm thoắt, 40 năm đã trôi qua, kể từ ngày đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam, ngày 30/4/1975. 

40 năm ấy, TP mang tên Bác đã trải qua biết bao thăng trầm, nhưng vẫn vươn mình mạnh mẽ. Để hôm nay, xứng đáng là TP đi đầu cả nước trong công cuộc đổi mới.

Những ngày cuối tháng tư, trong ngập tràn niềm vui mừng ngày đất nước thống nhất, là những hồi ức, những cảm nhận về TP 40 năm qua.

Tiên phong đổi mới

Để đạt được những thành tựu này, trước hết, phải nói rằng TP.HCM đã dám nghĩ, dám làm, dám đột phá về tư duy trong xây dựng và triển khai chính sách. Những năm đầu sau giải phóng, giữa muôn trùng khó khăn bởi cơ chế quản lý kinh tế tập trung và bao cấp, TP.HCM đã mạnh dạn xé rào tìm lối đi riêng bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp tinh thần tự chủ nguồn nguyên liệu và đầu ra sản phẩm.

Được chính quyền thành phố đỡ đầu, nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã bung ra làm ăn bằng “Kế hoạch B”, “Kế hoạch 3 phần”. Đó chính là những làn gió đầu tiên về nền kinh tế thị trường. Không lâu sau đó, TP.HCM được Trung ương đánh giá đi tiên phong, đúng hướng.

Tháng 8/1989, TP.HCM đã ban hành quyết định để chế định loại hình công ty, gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH… nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Và, mãi đến 2 năm sau, Quốc hội mới ban hành luật liên quan.

Nhờ sớm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân mà đến năm 2014, khu vực kinh tế này chiếm đến 59,7% GDP của TP.HCM, giải quyết việc làm cho 70% số lao động đang làm việc trên địa bàn.

15-20-35_nh-2
Tòa nhà Bitexco, biểu tượng về phát triển kinh tế TP.HCM

Ngoài ra còn hàng loạt mô hình đi đầu khác, như chủ trương đổi đất lấy hạ tầng, lập quỹ đầu tư phát triển đô thị, phát hành trái phiếu dự án và trái phiếu đô thị, nhượng quyền khai thác đường cho các thành phần kinh tế, xã hội hóa trường học và bệnh viện, chương trình bình ổn giá, thí điểm chính quyền đô thị…

Ngày 17/3 vừa qua, trong hội thảo khoa học “TP.HCM, 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập”, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP đã nói: “40 năm qua, thành phố gắn với toàn bộ quá trình đổi mới, hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của nước ta. Kinh tế TP.HCM luôn duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cho thấy nỗ lực to lớn của chính quyền thành phố, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân”.

Tính từ năm 2011 đến nay, dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, TP.HCM vẫn tăng trưởng gần 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân cả nước.

Đến cuối năm 2014, tỉ trọng khu vực dịch vụ đã chiếm 59,6% trong GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm hơn 39%, khu vực nông nghiệp chỉ còn 1% và đang phát triển theo hướng hình thành một nền nông nghiệp đô thị sinh thái.

Riêng đầu tư nước ngoài, đến cuối năm 2014, có 5.310 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn hơn 36,28 tỉ USD (chiếm 14,4% vốn đăng ký và hơn 30% số dự án nước ngoài trên cả nước). An ninh trật tự được giữ vững trong mọi tình huống, giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ và văn hóa tiếp tục là điểm sáng của cả nước.

15-20-35_nh-3
Kênh Tân Hóa – Lò Gốm, một trong những dấu ấn đậm về sự chuyển mình kỳ diệu của TP.HCM

Đặc biệt, trong khoảng 15 năm trở lại đây, TP đã phát triển mạnh về hạ tầng, hàng loạt công trình tầm cỡ ra đời. Từ những đại lộ như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, Phạm Văn Đồng, hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây… đến các tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương đang được xây dựng và phố đi bộ Nguyễn Huệ vừa hoàn thành hay các dự án môi trường đô thị như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm… đã đưa không gian đô thị và chất lượng sống của người dân lên tầm cao mới.

Thành phố nghĩa tình

Cảm nhận về những đổi thay của TP, bà Võ Thanh Vân, ở P.17, Q.Bình Thạnh nói: “Tôi sinh ra ở đây, ngay bên bờ con kênh này, năm nay tôi 74 tuổi rồi, trong đó, có mấy chục năm sống chung với dòng kênh đen sì, hôi thối.

Cứ tưởng đến cuối đời vẫn phải sống chung với ô nhiễm, không ngờ, tôi vẫn có cơ hội được dạo trên con đường đẹp thế này. 

Con trai tôi định cư ở nước ngoài, hồi năm ngoái nó dẫn vợ con về chơi, tụi nó cứ xuýt xoa, không tin nổi trước những đổi thay quá nhanh của TP”.

15-20-35_nh-5
Còn đây là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đẹp như một bức tranh

Gặp ông Nguyễn Văn Cẩn, ngụ Tân Phú Trung, Củ Chi trong ngày đại lễ 30/4, ông nói: “Tôi năm nay 64 tuổi, tham gia du kích ở Củ Chi chưa bao lâu thì giải phóng, nhưng tôi chứng kiến sự thay đổi từng ngày của TP. Và có lẽ, những người lớn tuổi như chúng tôi mới cảm nhận hết TP đổi thay, phát triển nhiều thế nào.

Chừng 1 năm không xuống TP là thấy nhiều công trình mọc lên, đường sá mở thêm. Cứ phải vừa đi vừa nhìn bảng chỉ dẫn, hỏi thăm, nếu không lạc như chơi.

Tính đến năm 2014, TP.HCM đã đóng góp 21,7% GDP cả nước (trên 40 tỉ USD) và 30,3% tổng thu ngân sách; thu nhập bình quân của người dân thành phố đạt hơn 5.100 USD, gấp 2,5 lần bình quân đầu người cả nước. TP.HCM đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý: Thành phố Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, 2 lần được trao tặng Huân chương Sao Vàng…

Còn ở Củ Chi, từ ngày có chương trình xây dựng Nông thôn mới, đời sống mọi mặt ở nông thôn nâng lên nhiều lắm. Cái ăn thì từ lâu, không phải nghĩ tới nữa, còn đời sống tinh thần cũng đang dần dần nâng lên, chẳng thua gì khu vực nội thành”.

Không chỉ đổi thay ở nội thành, các vùng ngoại thành TP.HCM cũng không nằm ngoài guồng thay đổi ấy.

Diệu kỳ nhất phải kể đến là huyện Cần Giờ. Nơi đây từng là vùng đất “chết” vì đã hứng hàng triệu lít chất khai quang của Mỹ, nhiều chuyên gia tiếng tăm của thế giới khẳng định rằng, ít nhất 100 năm nữa, may chăng vùng đất này mới hồi sinh được. Ấy vậy mà, Cần Giờ hôm nay đã trở thành lá phổi xanh của TP, là vùng sinh quyển thế giới.

Không chỉ đi đầu trong đổi mới, TP.HCM còn được mệnh danh là TP nghĩa tình.

Ông Trương Văn Lương, Chánh Văn phòng BCĐ Chương trình Giảm nghèo TP cho biết, đến cuối năm 2014, số hộ nghèo có thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống theo chuẩn nghèo của thành phố chỉ còn khoảng 1,3%.

Kết quả này đến được từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thành phố tạo điều kiện để người dân sản xuất, kinh doanh thông qua các chương trình vay vốn xóa đói giảm nghèo.

15-20-35_nh-7
Cần Giờ, vùng đất chết năm xưa nay là lá phổi xanh của TP

Đối với những hộ có nhu cầu vốn, thành phố sẵn sàng hỗ trợ, có nhiều kênh tín dụng, trong đó có quỹ xóa đói giảm nghèo của thành phố. Hiện TP quản lý trên 282 tỷ đồng để hỗ trợ cho bình quân từ 30.000 đến 35.000 lượt hộ vay vốn làm ăn hàng năm.

Hay như huyện Bình Chánh, 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, từ huyện nghèo, Bình Chánh đã gia nhập "Câu lạc bộ 1.000 tỷ". Dấu ấn rõ nét nhất cho sự thay da đổi thịt của vùng đất phèn hoang hóa năm xưa chính là chương trình giảm nghèo được chú trọng. Nhờ vậy, đã có hơn 3.000 hộ thoát nghèo bền vững. Nhiều hộ trong số này đã giàu lên và gia nhập “Câu lạc bộ 1.000 tỷ” của huyện.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm