| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái: 20 người chết và mất tích khi đi mót quặng

Thứ Bảy 08/09/2012 , 07:18 (GMT+7)

Một trận lở núi kinh hoàng vừa xảy ra tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái với lượng đất đá ước cả nghìn khối đã vùi lấp 20 người dân đang mót quặng sau mưa.

Vào khoảng 10h ngày 7/9/2012 một trận lở núi kinh hoàng xảy ra tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái với lượng đất đá ước khoảng cả nghìn khối từ trên cao hơn 25 mét dội xuống khu vực giáp gianh giữa La Pán Tẩn, Kim Nọi và Cao Phạ trong khu vực mỏ quặng chì kẽm do Cty Thịnh Đạt đang khai thác. Theo báo cáo ban đầu của UBND huyện Mù Cang Chải trận lở núi đã vùi lấp 20 người dân đang mót quặng sau mưa.

>> Hàng nghìn hộ dân bị cô lập do mưa lũ, đã có 5 người chết

 
Tìm kiếm xác nạn nhân

Ngay sau khi sự việc xảy ra huyện Mù Cang Chải đã huy động hơn 150 người tìm kiếm, cứu nạn. Đến 16h30 cùng ngày đã tìm thấy 16 nạn nhân, trong đó có 14 người chết và 2 người bị thương đã đưa đi cấp cứu, còn 4 nạn nhân khác vẫn chưa tìm thấy xác.

Nguyên nhân vụ lở núi khu vực La Pán Tẩn là do trong những ngày vừa qua khu vực Mù Cang Chải có mưa to, do đất bị ngấm nước lại nằm trên địa hình núi cao nên đã trụt xuống. Khi mưa lớn quặng chì kẽm lộ ra nhiều thỏi ở gần bãi thải, thấy vậy người dân đổ xô đi mót quặng. Đã 3 ngày nay Cty khai khoáng đã ngừng khai thác và cấm người dân vào khu mỏ, nhưng do số người mót quặng đông đã đuổi đánh bảo vệ, khi xảy ra lở núi một bảo vệ không chạy kịp đã bị đất đá vùi lấp cùng với số người đi mót quặng.


Người dân ngơ ngác trước tai nạn kinh hoàng

Trong 14 nạn nhân có vợ chồng ông Hảng Tống Chua, Thào Thị Của và con trai Hảng A Giàng ở bản La Pán Tẩn đều chết. Hiện ông Hảng Tống Chua chưa tìm thấy xác. Hai anh em là Lý A Vếnh và Lý A Sàng con ông Lý Chờ Rùa và Hảng A Dinh, Hảng A Sùng con ông Hảng Bùa Câu cùng chết trong vụ lở núi.


Khiêng xác nạn nhân ra khỏi nơi sạt núi

Ngay sau khi sự việc xảy ra, tỉnh Yên Bái đã cử đoàn công tác do ông Tạ Văn Long –Phó chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã tới nơi xảy ra để tổ chức tìm kiếm cứu nạn và giúp đỡ các gia đình nạn nhân. UBND tỉnh Yên Bái đã quyết định hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người chết, 100 kg gạo cho gia đình có người chết, Cty Thịnh Đạt hỗ trợ gia đình có người chết 10 triệu đồng.


Xác nạn nhân tập kết

Cùng ngày, tại huyện Văn Chấn có 3 người chết và mất tích, đó là ông Lò Văn Nghịch 48 tuổi, bản Hán, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn, cháu Lường Thị Dương 16 tuổi, xã Phúc Sơn do bị lũ cuốn, bà Hà Thị Liễu 40 tuổi bản Tủ, xã Sơn Lương bị mất tích hiện chưa tìm thấy xác.

Danh sách người chết và mất tích tại La Pán Tẩn

1- Sùng Thị Dở

2- Hảng Tổng Chua

3- Hảng A Giàng

4- Hảng A Tráng

5- Hảng A Nắng

6- Hảng A Sú

7- Hảng A Dinh

8- Hảng A Sùng

9- Thào Thị Của

10-Lý A Lềnh

11-Lý A Xinh

12-Hảng A Lử

13-Lý A Vếnh

14-Lý A Sàng

15-Lý A Chu

16-Hảng A Ninh

17-Lý Bùa Ký

18-Lý A Cu

19-Lù A Súa

20- Bảo vệ Cty khai khoáng chưa rõ tên tuổi

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm