| Hotline: 0983.970.780

Cần "thay máu" phương thức mua mía

Thứ Năm 08/04/2010 , 10:11 (GMT+7)

Hiện nay, phương thức mua mía nguyên liệu của các NM đường hết sức lộn xộn, mỗi nơi một kiểu khiến người trồng mía rơi vào ma hồn trận, nhiều lúc họ không tin vào NM đường nữa.

Hiện nay, phương thức mua mía nguyên liệu của các NM đường hết sức lộn xộn, mỗi nơi một kiểu khiến người trồng mía rơi vào ma hồn trận, nhiều lúc họ không tin vào NM đường nữa.

>> ''Lỗ hổng'' nguyên liệu mía
>> Thăng trầm cây mía, hạt đường

NM “cho chữ đường”!

Giá mía năm nay có thời điểm lên cao kỷ lục, từ 700 ngàn đồng/tấn lên 1 triệu, rồi 1,3 triệu đồng/tấn nhưng người trồng mía vẫn kêu như bộng vì cho rằng các NM đã “cho” chữ đường chứ không thể nói là “thử” chữ đường nữa. Thậm chí có người nông dân vừa bán mía cầm tiền ra khỏi cổng NM đường đã la lối: "Họ ban phát chữ đường chứ thử thiếc gì". Điển hình như Cty Đường NIVL (tiền thân là NMĐ Ấn Độ Nagarjuna) từng tự hào là có cách tính chữ đường tiên tiến nhất nước, mà cứ đến vụ mía NM này lại chịu không biết bao nhiều điều tiếng xấu về chuyện “trấn lột” chữ đường của nông dân.

Thật vậy, giá mía năm nay có lúc cao gần gấp đôi năm ngoái, thương lái mua tại ruộng với giá 620.000đ/tấn, còn NM đường NIVL đưa ra mức giá 870.000 đồng/tấn cho mía 10 chữ đường. Nếu cứ tăng 1 chữ đường thì cộng thêm 50.000 đồng/tấn, còn giảm 1 chữ đường thì giảm 40.000 đồng/tấn. Giá mía lý tưởng là vậy nhưng người trồng mía vẫn quay lưng, vì sao vậy? Bởi lẽ, đầu vụ NM thử chữ đường bình quân 8,32 nhưng đến nay chữ đường bình quân còn “8 chấm”.

Ngạc nhiên chưa? Người kém am hiểu nhất về mía đường cũng thừa hiểu là đầu vụ mía non chữ đường thấp mà càng cuối vụ mía càng già, cộng với thời tiết khô hạn thì chữ đường phải cao thì đằng này lại tụt. Chưa hết, mía cùng một ruộng nhưng ghe trước chở bán được 8 chữ, ghe sau đến còn lại 7,5 chữ, chênh lệch từ 1- 1,5 chữ khiến người bán mía không hiểu NM tính chữ đường kiểu gì. Ngó qua nhìn lại rõ ràng chữ đường thấp quá, cứ bớt một chữ là mất toi gần 90.000 đồng/tấn, nông dân tính toán thiệt hơn không bán cho NM nghe cũng có lý.

Cách đây 4 tháng, UBND huyện Bến Lức (Long An) đã có văn bản yêu cầu DN này phải khách quan, trung thực, chính xác hơn trong việc đánh giá chữ đường, nhưng đến nay tình hình vẫn không sáng sủa hơn, nông dân vẫn cứ “kêu như vạc”.

Còn tại vùng mía Tây Ninh, do nông dân ca thán chữ đường, nên từ đầu vụ mía 2009-2010, các NM trong vùng bắt tay mua mía bao chữ đường đầu cũng như cuối (vụ) là 9,5-10 chữ đường CCS (nói nôm na là “mua sô”) với giá cao nhất là 700.000 đ/tấn mía. Sau 1 vụ cũng đã bộc lộ ít nhiều tiêu cực, bởi cuối vụ mía có nơi đạt chữ đường trên 10 CCS, có nơi 12 CCS nhưng do được NM “bao chữ đường” nên mặc nhiên số tiền chênh lệch của mỗi CCS không thuộc về nông dân.

Ông Lương V (xã Tân Hưng, huyện Tân Châu) cho biết, vụ mía 2009-2010 này ông ký hợp đồng với NM đường Bourbon-Tây Ninh ( S.B.T) diện tích 11ha và nhận vốn đầu tư của NM 125 triệu đồng. Theo hợp đồng, ông có nghĩa vụ phải giao cho NM gần 700 tấn mía cây. Nhưng vào giữa tháng 3 vừa rồi, thấy ở Long An mua được giá, ông chở bán 80 tấn mía cho NM đường Hiệp Hoà giá 885.000đ/tấn với chữ đường đạt 11,2 CCS. “Tôi biết vi phạm hợp đồng nhưng với cách mua cào bằng chữ đường của S.B.T vào cuối vụ như vậy là nông dân chúng tôi thua thiệt”.

Học ngay Thái Lan

Theo ông Phan Minh Thành, nguyên Phó TGĐ S.B.T (nay là Trưởng BQL Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài), cách mà  các NM đường định giá mía có 10 chữ đường tương đương khoảng 70% giá đường và áp dụng công thức CCS để  xác định chất lượng đường nhiều năm qua có quá nhiều bất cập, không thuyết phục được nông dân. Bởi nếu có công khai cách tính này cho họ biết thì cũng bó tay, bởi đó là những phép tính khoa học ở trong phòng phân tích, thí nghiệm. Ngay cả phía cơ quan chức năng (Chi cục TC-ĐL-CL) khi tiến hành kiểm tra để xác nhận việc “cân đo đong đếm” của NM có chính xác hay không thì cũng chỉ hình thức, “cưỡi ngựa xem hoa”.

Đối với NM đường, bởi không có ai đảm bảo cho họ giá sàn đường nên đầu vụ nếu mua mía giá cao hay cam kết giá sàn quá cao lỡ giá đường rớt thì sẽ lỗ nặng. “Thế nên, tốt nhất là căn cứ theo giá đường trên thị trường để tính giá mua đứt bán đoạn nguyên liệu mía cho nông dân ở từng thời điểm thích hợp miễn sao NM không lỗ”- ông Thành nói.

“Đã đến lúc, chúng ta cần phải thay đổi cách mua đứt bán đoạn bằng cách phân chia doanh thu 70% cho nông dân và 30% cho NM như các nước đang áp dụng. Ứng trước cho nông dân khi giao mía 80%, số tiền 20% phải chia thêm cho nông dân và có thể trả bằng cổ phiều để dần dần biến ngừơi trồng mía thành cổ đông của NM. Theo tôi, với cách làm này thì giá mía sẽ ổn định suốt vụ, không có sự lên hay xuống bất thường, tuy rằng giá mía vẫn theo giá đường, nhưng là giá đường trung bình của cả vụ!”- ông Đỗ Quang. 

Ai cũng biết rằng đường làm ra từ ruộng mía, các NM chỉ làm công đoạn gia công chế biến. Đặc biệt, cây mía không chỉ có đường mà còn có bã mía, mật rỉ, bã bùn...và lợi ích từ các phế phẩm này hiện mang lại cho các NM cũng đáng kể, có khi chiếm đến 20-30% doanh thu. Vì vậy, sau nhiều năm áp dụng kiểu mua đứt bán đoạn như Việt Nam thì các nước SX lớn, cụ thể là nước Úc đã tìm ra công thức CCS và họ đã dùng công thức này để phân chia doanh thu. Theo đó, ý nghĩa của chữ đường là để làm cơ sở phân chia doanh thu chứ không phải để tính giá mía.

Trước hết, các NM tính chữ đường là để tạm ứng tiền phải chia trưóc cho nông dân ngay lúc mua mía. Sau đó, vào cuối vụ, khi quyết toán, kiểm toán xong thì sẽ phân chia tổng doanh thu cho mía (nông dân) và cho NM. Theo ông Đỗ Quang (cố vấn cao cấp một Cty Đường 100% vốn nước ngoài), việc này đã được áp dụng từ khi có công thức CCS ở Úc và đang được áp dụng tại nhiều nước khác. Chẳng hạn ở Thái Lan, Chính phủ chủ trì cuộc họp hàng năm giữa đại diện người trồng mía và NM để xác định giá mua mía và định ra tỷ lệ phân chia doanh thu. Trong đó, 70% thu nhập từ đường và mật rỉ bán trong nước và XK trích lại cho nông dân và 30% cho NM. Đến ngày giao mía, nông dân nhận được tiền ứng lần đầu trên cơ sở gíá thương lượng và số tiền ứng này không được thấp hơn 80% tiền có thể được phân chia vào cuối vụ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm