| Hotline: 0983.970.780

Chưa quên những mùa cà phê đắng

Thứ Hai 19/07/2010 , 12:50 (GMT+7)

Với sự vào cuộc của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, cây cà phê chè đã khẳng định được tính bền vững, hiệu quả và không ít gia đình ở Sơn La nay đã trở nên giàu có nhờ loại cây này. Tuy nhiên, nhắc lại thời kì trước năm 2000, ám ảnh về những mùa cà phê đắng vẫn còn tươi mới trong tâm trí nhiều người dân Tây Bắc.

Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắc kiểm tra vườn cà phê của nông dân

Với sự vào cuộc của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, cây cà phê chè đã khẳng định được tính bền vững, hiệu quả và không ít gia đình ở Sơn La nay đã trở nên giàu có nhờ loại cây này. Tuy nhiên, nhắc lại thời kì  trước năm 2000, ám ảnh về những mùa cà phê đắng vẫn còn tươi mới trong tâm trí nhiều người dân Tây Bắc. 

>> Lao đao nghề nuôi gà đồi Yên Thế
>> Nuôi ếch thất bại phải bán đất, đi làm thuê
>> Lời gan ruột!
>> Sự tàn suy của cả một làng nghề đặc sản
>> Chúng tôi đã từng thất bại

Khổ vì “nhiều cành, thì nhiều quả”

Có mặt tại vùng cà phê chè Mai Sơn (Sơn La) từ những năm 1999, anh Nguyễn Doãn Hùng, chuyên viên kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc) nắm khá rõ “tính nết” của loại cây này. Theo anh Hùng, cà phê chè là loại cây khá dễ tính, thích hợp với nhiều loại đất như Bazan, Feralit, đất đỏ nâu vàng...Rễ cà phê chè ăn nông, thích hợp cả với độ dày đất trên 50cm, độ pH của đất từ 4,5-6...Cà phê chè có ưu điểm so với cà phê vối (trồng nhiều tại Tây Nguyên) là chất lượng thơm ngon. Vì vậy giá cà phê chè trên thị trường luôn cao hơn cà phê vối từ 1,5 đến 2 giá. Tuy nhiên, cà phê chè chỉ phát triển tốt ở độ cao trên 6-700m so với mực nước biển, với lượng mưa lớn (trên 1500ml/năm). Với điều kiện này, nhiều vùng đất ở Sơn La như Mai Sơn, TP Sơn La, Thuận Châu...có điều kiện rất tốt có thể trồng được cà phê chè.

Nhận thấy lợi thế này, từ những năm 1992-1993, một Cty rau quả ở Sơn La cũng đã từng mạnh dạn đầu tư, cho nông dân vay vốn mua giống, mua phân bón cung ứng cho nông dân mở rộng diện tích cà phê chè quy mô lớn. Tuy nhiên, do không được tập huấn hướng dẫn canh tác đúng kỹ thuật nên gần chục năm sau đó, cà phê chè chỉ tồn tại èo uột tại Sơn La. Tới cuối năm 1999, một đợt sương muối nặng lịch sử càn quét toàn Tây Bắc, khiến cho hàng nghìn hecta cà phê chè tại Sơn La và Lai Châu gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Nhiều nông dân vốn đã lay lắt với cây cà phê bỗng thành con nợ.

Kỹ sư Nguyễn Doãn Hùng nhớ lại: Sau đợt sương muối cuối năm 1999, các cán bộ của Trung tâm nghiên cứu cà phê chè Ba Vì (nay chuyển về Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắc) được điều động lên Sơn La nghiên cứu xem dân trồng cà phê thế nào để tìm hướng khắc phục hậu quả. Điều đáng buồn là mặc dù lúc đó, diện tích cà phê của Sơn La không nhỏ, xấp xỉ 7-8 nghìn hecta nhưng xem cách người dân trồng cà phê thì rất buồn cười. Để minh chứng cho điều này, anh Hùng dẫn tôi gặp lại bà Trần Thị Diên, một trong những hộ dân tiên phong ở HTX III, Đội 1, xã Chiềng Ban (huyện Mai Sơn).

Dẫn tôi ra thăm vườn cà phê trĩu hạt, bà Diên kể lại cách trồng cà phê chè ở Mai Sơn một thời nghe đến buồn cười. Những năm 1993, khi có Cty rau quả phát động phong trào trồng cà phê rầm rộ, dân Chiềng Ban ào ào đi gom hạt, gieo giống. Nhà nào không gieo kịp giống thì lùng mua cây giống bất kỳ đâu lấy được. Cà phê từ thung lũng thấp, dần leo cả lên đồi cao. Lúc đi trồng, người ta chỉ đào 1 cái lỗ như cái bát tô, rồi giắt bừa cây giống xuống y như trồng keo lai vậy. Sau đó, có bao nhiêu phân bón do Cty cung cấp, người dân chỉ đào một cái lỗ khác và tống hết xuống cho xong chuyện. Tất nhiên là phân chuồng, vôi bột, rồi thì kỹ thuật bón lót, bón thúc...thế nào chẳng ai quan tâm.

Bà Diên bảo, lúc đó dân Chiềng Ban có quan niệm là cứ trồng cà phê thật dày, càng dày thì càng được nhiều cành, nhiều quả. Vậy nên cây cà phê nào sống sót, người ta không tỉa nhánh, cắt ngọn, duy trì độ cao 1,8-2m như bây giờ mà để mặc sức nó vươn cao tới đâu thì tới. Cây cà phê đã trồng dày tịt, chen chúc nhau nên vươn cao chót vót như cây tre cây nứa. Vì thế lúc thu hoạch, người ta phải vít ngọn xuống mà tuốt quả, khiến cho vườn cà phê xơ xác, xiêu vẹo. Gặp lúc mưa to, đất nhão ra thì cả vườn cà phê ngã rạp xuống, tan tành.

Tới năm 1999 khi dính đợt sương muối nặng, những đồi cà phê chè đang sắp cho thu quả bỗng đen sì rũ rượi. Có người chặt bỏ gốc, chuyển sang trồng ngô và khiếp cà phê luôn cả đời. Riêng nhà bà Diên thì ôm theo cả một đống nợ tiền phân, tiền giống lên tới hàng trăm triệu đồng – một số tiền không nhỏ vào năm 1999. Hai hecta cà phê chỉ còn trơ lại gốc bị bỏ chỏng chơ trên đồi từ sau đận ấy. 

Làm đúng thì sẽ trúng 

Ông Vũ Ngọc Lợi, chồng bà Diên kêt thêm: Tới năm 2002, trong lúc hai hecta cà phê dính sương muối chỉ còn trơ gốc, đang định phá đi vãi ngô thì có cánh chị Qúy, anh Hân ở Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc về hiến kế giúp đỡ gượng dậy. Những gốc cà phê bị sương muối gây hại được cán bộ trực tiếp ghép mới hoàn toàn bằng giống cà phê chè NT1 và NT2. Tới năm 2003, những gốc ghép bắt đầu phát triển tốt trở lại. Mạo hiểm nghe lời cán bộ, ông Lợi bà Diên tiếp tục vay vốn đầu tư trồng mới hơn 2 hecta cà phê chè giống Catimo.

Về kỹ thuật: các vườn cà phê trồng mới được hướng dẫn trồng thưa theo khoảng cách hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1,2m. Lúc trồng phải đào hố sâu 50cm, rộng 50cm, bón lót đúng tỉ lệ phân lân, vôi bột, phân chuồng...Trong 3 năm đầu cây con chưa lớn, cán bộ hướng dẫn trồng xen các loại cây họ đậu như lạc, đỗ tương...để tăng thu nhập và cải tạo, giữ độ ẩm, chống xói mòn đất. Đối với bón phân, khác với việc bón tống tháo một lần như trước đây, việc bón phân được chia ra 3-4 lần/năm theo lượng nhất định. Đặc biệt, vườn cà phê được đưa vào trồng xen kẽ theo hàng các loại cây che tán như tràm Cuba hoặc cây ăn quả, vừa giữ được độ ẩm cho đất, vừa che chắn sương muối cho cà phê. Sau này, năm nào hình như cũng có sương muối nhưng cà phê không còn bị sương muối ăn như trước nữa. Thấy cán bộ nói đúng quá nên bây giờ bà con ở Chiềng Ban đã nghe lời răm rắp”.

Năm 2005, thấy vườn cà phê của ông Lợi, bà Diên trồng theo hướng dẫn của cán bộ, vụ đầu đã cho thu hoạch trúng đậm, năng suất tới 20 tấn/hecta, thu nhập hơn 200 triệu đồng, người Chiềng Ban mới biết rằng, trước đây mình làm chưa đúng kỹ thuật.

Về Chiềng Ban, Thát Lót, Nà Pó...(Mai Sơn, Sơn La) bây giờ, thấy những đồi cà phê chè đã thẳng đều tăm tắp. Dân bảo không còn tiếc nhiều cành, nhiều cây như trước nữa mà đã biết trồng thưa, rồi tỉa cành, cắt ngọn, hãm chiều cao, trồng cây tán nắng, bón phân răm rắp theo kỹ thuật...Năng suất cà phê đã lên tới 15-20 tấn/hecta.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm