| Hotline: 0983.970.780

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Thứ Tư 24/04/2024 , 14:06 (GMT+7)

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Chó, mèo nuôi cần được đăng ký và kê khai định kỳ với UBND cấp xã. Ảnh: Sơn Trang.

Chó, mèo nuôi cần được đăng ký và kê khai định kỳ với UBND cấp xã. Ảnh: Sơn Trang.

Nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách về hoạt động chăn nuôi, quản lý chó, mèo đáp ứng yêu cầu phòng chống bệnh dại, bảo vệ sức khỏe người dân, Sở NN-PTNT TP. HCM đã xây dựng quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo và trình UBND TP. HCM để xin chủ trương.

Trong dự thảo này, có một nội dung rất quan trọng là chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã. Người dân nuôi chó, mèo phải kê khai định kỳ 2 lần/năm, kê khai đột xuất trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhập về nuôi mới, hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Dự thảo cũng khuyến khích các hộ nuôi gắn chip trên chó, mèo nhằm quản lý thông tin ở mức độ cá thể (phối giống, tiêm phòng, kiểm dịch vận chuyển...).

Theo ông Nguyễn Hữu Thiết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM, Thông tư 07/2016 của Bộ NN-PTNT đã quy định, chủ vật nuôi phải có trách nhiệm khai báo và đăng ký với UBND phường, xã.

Đề xuất của Sở NN-PTNT TP. HCM về việc đăng ký nuôi chó, mèo và kê khai định kỳ, trước hết là muốn gắn việc đăng ký và quản lý chó, mèo nuôi trên địa bàn với mục tiêu về chuyển đổi số của thành phố.

Đồng thời, việc kê khai giúp ngành nông nghiệp thành phố quản lý chặt chẽ hơn về tổng đàn chó, mèo, qua đó hỗ trợ ngược trở lại cho công tác dự trù dịch tễ, dự trù vacxin và nhân lực để tiêm phòng dại ở từng địa bàn.

Việc gắn chip tức là mã định danh điện tử trên chó, mèo mà Sở NN-PTNT TP. HCM đề xuất, là một bước tiến sâu hơn nữa trong việc số hóa, trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ để quản lý vật nuôi. Qua đó, quản lý được nguồn gốc của động vật đó, chủ của vật nuôi nhằm hỗ trợ tốt hơn công tác bắt chó thả rông.

Gắn chip cho chó, mèo cũng giúp cho cơ quan chức năng nắm rõ lịch sử tiêm phòng của từng con chó, mèo, sự di chuyển từ tỉnh này qua tỉnh khác của một con vật nuôi... Từ đó giúp cho quản lý nhà nước ngày tốt hơn trong việc phòng chống bệnh dại.

Tiêm phòng dại cho chó ở TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tiêm phòng dại cho chó ở TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Những đề xuất nói trên của Sở NN-PTNT TP. HCM đã nhận được sự đồng tình của dư luận và các chuyên gia chăn nuôi, thú y trong thời gian qua.

PGS.TS Lê Quang Thông, Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y chia sẻ, việc gắn chip trên chó, mèo nuôi không phải là vấn đề mới mẻ trên thế giới. Nhiều quốc gia đã thực hiện gắn chip trên chó, mèo từ nhiều năm trước.

Một số nước đã đưa việc gắn chip vào trong luật, tức là bắt buộc phải thực hiện. Bởi khi chó, mèo nuôi được gắn chip, sẽ giúp cho việc quản lý đàn chó, mèo được tốt hơn và công tác phòng chống bệnh dại trên chó, mèo có hiệu quả hơn,

Chính vì vậy, PGS.TS Lê Quang Thông rất đồng tình với đề xuất gắn chip cho chó, mèo nuôi. Ông cho rằng trước mắt, nên mạnh dạn thực hiện thí điểm gắn chip cho chó, mèo nuôi ở những thành phố lớn. Địa phương nào thực hiện thí điểm gắn chip cần thông tin, truyên truyền khuyến cáo với những người chủ nuôi chó, mèo để họ hiểu và có ý thức chủ động đưa chó, mèo đi gắn chip.

Về đề xuất chủ nuôi chó, mèo phải đăng ký định vật nuôi với UBND cấp xã, PGS.TS Lê Quang Thông gợi ý nên tổ chức đăng ký online để giảm sự phiền hà, tạo sự thuận lợi, thoải mái nhất cho các chủ nuôi chó, mèo. Khi ấy, người dân sẽ rất sẵn sàng và ủng hộ việc đăng ký, kê khai định kỳ chó, mèo nuôi.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.