| Hotline: 0983.970.780

Sâu cuốn lá nhỏ tăng cao trên lúa xuân tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Thứ Sáu 26/04/2024 , 09:44 (GMT+7)

Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, đánh giá tình hình sâu bệnh gây hại và khuyến cáo phòng trừ trên lúa vụ đông xuân các tỉnh ĐBSH.

Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao hơn nhiều lần năm trước

Tại Nam Định, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, thời tiết những ngày qua rất thuận lợi cho các trà lúa sinh trưởng và phát triển, đồng thời cũng thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 với mật độ cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc kiểm tra lúa xuân tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Trung Quân.

Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc kiểm tra lúa xuân tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Trung Quân.

Các địa phương đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 tập trung từ ngày 5 - 8/4 cho hơn 26.900ha. Tuy nhiên thời gian phun trừ có nhiều ngày mưa và tâm lý chủ quan của một số hộ nên một số diện tích phun trừ chưa đạt hiệu quả cao, lá lúa bị cuốn trắng.

Hiện trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 đang vũ hóa rộ, mật độ phổ biến 3 - 5 con/m2, nơi cao 10 - 15 con/m2, cục bộ > 30 con/m2. Mật độ trứng phổ biến 60 - 80 quả/m2, nơi cao 150 - 200 quả/m2, cục bộ > 500 quả/m2. Dự báo, mật độ trứng và sâu non sẽ tăng cao trong những ngày tới.

Sâu non lứa 2 sẽ nở rộ từ ngày 1 - 5/5 với mật độ rất cao, phổ biến 150 - 200 con/m2, nơi cao 500 - 700 con/m2, cục bộ > 1.000 con/m2, gây hại diện rộng lúa đại trà (mật độ cao gấp 5 - 7 lần so với các năm trước). Đây là lứa sâu gây hại chính trong vụ, hại trực tiếp bộ lá đòng, nếu không phun trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại nặng đến năng suất lúa.

Rầy lứa 2 bắt đầu nở rộ, mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, nơi cao 1.500 - 2.000 con/m2. Rầy lứa 2 sẽ gia tăng mật độ đến ngày 3/5, mật độ phổ biến 500 - 1.000 con/m2, nơi cao 3.000 - 5.000 con/m2, cục bộ 7.000 - 10.000 con/m2.

Bệnh khô vằn đã xuất hiện và phát triển trên tất cả các trà lúa, tỷ lệ bệnh phổ biến 3 - 5%, cao 15 - 20%, mức độ gây hại thấp hơn cùng kỳ năm trước (bệnh sẽ tiếp tục lây lan mạnh trên các trà lúa từ nay đến cuối vụ).

Tại Nam Định, sâu non cuốn lá nhỏ lứa 2 sẽ nở rộ từ ngày 1 - 5/5 với mật độ sâu rất cao, phổ biến 150 - 200 con/m2, nơi cao 500 - 700 con/m2, cục bộ > 1.000 con/m2. Ảnh: Trung Quân.

Tại Nam Định, sâu non cuốn lá nhỏ lứa 2 sẽ nở rộ từ ngày 1 - 5/5 với mật độ sâu rất cao, phổ biến 150 - 200 con/m2, nơi cao 500 - 700 con/m2, cục bộ > 1.000 con/m2. Ảnh: Trung Quân.

Dự báo thời gian tới, thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đợt không khí lạnh kèm theo mưa, ẩm độ không khí cao trùng vào giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, rầy bùng phát và gây hại nặng trên diện rộng.

Do đó, cần tiến hành phun trừ đồng loạt sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 tập trung từ ngày 1 - 5/5 cho toàn bộ diện tích lúa xuân, kết hợp phun trừ rầy lứa 2 cho những diện tích có mật độ rầy ≥ 30 con/khóm (1.000 con/m2). Lưu ý, sau 3 ngày phun thuốc, nếu mật độ rầy còn ≥ 30 con/khóm (1.000 con/m2) phải phun lại. Những diện tích có mật độ rầy quá cao nên phun trước lịch phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ.

Phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông lúc lúa trỗ 3 - 5% số bông (ruộng trỗ trước phun trước, ruộng trỗ sau phun sau) cho các giống nhiễm như: BC15, nếp, Khang dân 18, TBR225, Q5, QR1, Thiên ưu 8, Đài thơm 8, Phúc thái 168..., đặc biệt là trà lúa trỗ bông trước ngày 15/5, những diện tích đã nhiễm bệnh đạo ôn lá và khi lúa trỗ gặp mưa.

Tại Thái Bình, dự kiến lúa trỗ bông tập trung từ ngày 5 - 20/5. Hiện tại, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 có mật độ rất cao, trung bình từ 200 - 300 con/m2, nơi cao 500 - 700 con/m2, cục bộ hàng nghìn con/m2 (mật độ sâu cuốn lá nhỏ năm nay cao gấp 6 lần so với vụ xuân 2023). 

Trên cơ sở số liệu các kỳ điều tra, ngành nông nghiệp Thái Bình khuyến cáo, thời gian phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ từ ngày 29/4 - 3/5 cho toàn bộ diện tích lúa xuân. Sau phun thuốc lần 1 khoảng 3 - 5 ngày phải phun lại lần 2 cho diện tích lúa có mật độ sâu cuốn lá nhỏ từ 20 con/m2 trở lên. Ước diện tích phải phun lại lần 2 toàn tỉnh khoảng 60.000ha, tập trung chủ yếu ở trà lúa trỗ bông sau ngày 5/5.

Tại Thái Bình, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 có mật độ rất cao, trung bình từ 200 - 300 con/m2, nơi cao 500 - 700 con/m2, cục bộ hàng nghìn con/m2. Ảnh: Trung Quân.

Tại Thái Bình, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 có mật độ rất cao, trung bình từ 200 - 300 con/m2, nơi cao 500 - 700 con/m2, cục bộ hàng nghìn con/m2. Ảnh: Trung Quân.

Bên cạnh đó, kết hợp phòng trừ rầy cho diện tích có mật độ từ 1.000 con/m2 trở lên. Đối với diện tích lúa trỗ bông trước ngày 5/5 (khoảng 10.000 ha) cần phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần. Ngoài ra, cần chủ động theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn…

Không chủ quan lơ là

Qua kiểm tra thực tế trên đồng ruộng, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV đánh giá, nhìn chung lúa xuân ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đang sinh trưởng và phát triển tốt. Một số diện tích trà xuân sớm đang ở giai đoạn bắt đầu trỗ, trà chính vụ phát triển đòng, trà muộn đứng cái - phân hóa đòng.

Về tình hình sâu bệnh gây hại, mật độ sâu cuốn lá nhỏ năm nay rất cao, trưởng thành lứa 2 đang ở giai đoạn ra rộ từ nay đến 1/5. Do đó, các địa phương không được chủ quan, lơ là, cần theo dõi sát diễn biến sâu bệnh hại để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phun trừ hiệu quả, nhất là các huyện ven biển các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng. Sau khi chỉ đạo phòng trừ lần 1, tiếp tục kiểm tra lại, nếu cần thiết phải tiến hành phun trừ lần 2.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến sâu bệnh hại để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phun trừ hiệu quả, nhất là các huyện ven biển các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng. Ảnh: Trung Quân.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến sâu bệnh hại để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phun trừ hiệu quả, nhất là các huyện ven biển các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng. Ảnh: Trung Quân.

Ông Dương cũng lưu ý, thực tế ghi nhận trên đồng ruộng cho thấy nhiều hộ đã sử dụng lượng phân bón, đạm cao nhưng vẫn tiếp tục bón, vừa gây lãng phí, vừa làm gia tăng nguy cơ sâu bệnh gây hại nặng thêm. Do đó, các địa phương cần tiếp tục thông tin để người dân nắm rõ, thực hiện bón đúng, đảm bảo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Đặc biệt, thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, cần bố trí cán bộ chuyên môn cùng nông dân bám sát đồng ruộng, kịp thời chỉ đạo phun trừ, đảm bảo bảo vệ thắng lợi vụ lúa đông xuân.

Xem thêm
Phương châm '3 đủ' trong phòng chống đói, rét cho gia súc

Thái Nguyên Tại huyện Phú Lương, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương trâm '3 đủ' là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.