| Hotline: 0983.970.780

Huy động nguồn lực cộng đồng phòng chống bệnh dại

Thứ Sáu 26/04/2024 , 13:56 (GMT+7)

Để phòng chống bệnh dại, ngoài đẩy mạnh tiêm phòng, cần có sự tham gia của cả cộng đồng trong phòng chống bệnh dại ở các địa phương.

Người dân TP. HCM đưa chó đi tiêm phòng dại. Ảnh: Minh Sáng.

Người dân TP. HCM đưa chó đi tiêm phòng dại. Ảnh: Minh Sáng.

Theo PGS.TS Lê Quang Thông, Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM, trong 10 năm qua, đã có gần 900 người tử vong do bệnh dại trên cả nước. Như vậy, bệnh dại đang là bệnh truyền nhiễm gây tỷ lệ tử vong cao nhất.

Trước tình hình đó, để tăng cường phòng chống bệnh dại, PGS.TS Lê Quang Thông cho rằng, một trong những biện pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh tiêm phòng dại cho chó, mèo. Trong đó, trước hết phải nâng cao ý thức hơn nữa của người dân đối với việc phải tiêm phòng dại cho chó, mèo.

Việc quản lý đàn chó, mèo cũng sẽ giúp cho việc tiêm phòng có hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, số lượng chó và mèo ở Việt Nam đang tăng nhanh, tuy nhiên, người dân vẫn chưa có ý thức đăng ký chó, mèo với các cơ quan chức năng, hay chính quyền địa phương. Do đó, một khi quản lý được đàn chó, mèo nuôi, các địa phương sẽ có những biện pháp thiết thực để phòng chống bệnh dại hiệu quả hơn.

Để công tác phòng chống bệnh dại có hiệu quả, UBND các tỉnh, thành phố phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc phê duyệt các kế hoạch phòng chống bệnh dại trên địa bàn cũng như cấp kinh phí một cách kịp thời, đầy đủ nhằm giúp cho việc triển khai thực hiện những đợt tiêm phòng dại được nhanh chóng.

Trong công tác phòng chống bệnh dại, không thể chỉ riêng lực lượng thú y thực hiện mà phải có sự chung tay của các lực lượng có liên quan và của toàn xã hội. Chẳng hạn, sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng bác sĩ thú y cơ sở và lực lượng y tế cơ sở sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong phòng chống bệnh dại ở các địa phương.

Một mô hình hay về sự tham gia của xã hội vào công tác phòng chống bệnh dại là Chương trình “Tiêm phòng dại vì cộng đồng” mà Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM đang thực hiện từ năm 2021 đến nay.

Người dân mang chó tham gia chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng ở huyện Đức Huệ, Long An. Ảnh: Sơn Trang.

Người dân mang chó tham gia chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng ở huyện Đức Huệ, Long An. Ảnh: Sơn Trang.

Chương trình “Tiêm phòng dại vì cộng đồng” được triển khai tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Để Khoa Chăn nuôi Thú y thực hiện được thành công chương trình này, đã có sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc tài trợ về chi phí, về vacxin, về nguồn nhân lực và vật lực để tiến hành tiêm phòng dại.

Với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, trong những năm qua, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM đã cử lực lượng giảng viên, sinh viên của khoa, đồng thời mời lực lượng giảng viên và sinh viên của Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM cùng tham gia vào chiến dịch tiêm phòng dại.

Mỗi năm, chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng được Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM triển khai thực hiện trong thời gian từ 7 tới 10 ngày.

Không chỉ tiến hành tiêm phòng dại, các đơn vị tham gia chương trình còn hỗ trợ nâng cao ý thức cộng đồng, tuyên truyền cho học sinh, cho người chủ nuôi chó mèo về sự nguy hiểm của bệnh dại và việc cần phải tham gia phòng, chống bệnh dại.

Nhờ Chương trình “Tiêm phòng dại vì cộng đồng” thực hiện liên tục từ 2021 đến nay, ý thức của người dân cũng như tỷ lệ tiêm phòng dại trên địa bàn huyện Đức Huệ đã được nâng cao.

Bên cạnh đó, chương trình đã giúp huyện Đức Huệ có số liệu thống kê tương đối tiệm cận so với tổng đàn thực tế, lũy kế tiêm phòng dại đạt trên 80% tổng đàn. Các hoạt động truyền thông về bệnh dại trên động vật và trên người được thực hiện mạnh mẽ trên địa bàn huyện Đức Huệ.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.