| Hotline: 0983.970.780

Báo động đường lậu và gian lận thương mại

Thứ Năm 25/05/2017 , 14:05 (GMT+7)

Đường tồn kho đã gia tăng đến mức kỷ lục. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là tình trạng đường lậu, đường gian lận thương mại gia tăng mạnh.

Đó là những thông tin vừa được đưa ra tại Hội nghị giải pháp tiêu thụ đường bền vững, do Hiệp hội Mía đường Việt Nam tổ chức ở TP.HCM ngày 24/5.

17-12-59_bo-dong-duong
Đường tồn kho đã tới 750 ngàn tấn

Theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đường tồn kho đang tiếp tục tăng lên và hiện đã ở mức cao nhất trong lịch sử ngành mía đường là xấp xỉ 750 ngàn tấn. Lượng đường tồn kho hiện đã bằng hơn 1 nửa (chiếm 54,9%) sản lượng đường sản xuất từ đầu vụ 2016/2017 đến giữa tháng 5: 1,361 triệu tấn.

Ông Doanh cho biết các nguyên nhân làm cho đường tồn kho kỷ lục, gồm: vụ 2016/2017 nhiều nhà máy vào vụ ép trễ do ảnh hưởng thời tiết; lượng đường tồn kho đầu niên vụ 2016/2017 khá cao (479.915 tấn) từ nguồn NK mở rộng hạn ngạch thuế quan và NK hạn ngạch thuế quan…

Trong khi đường lậu và đường gian lận thương mại (đường tạm nhập tái xuất nhưng lại tuồn vào tiêu thụ trong nước) gia tăng mạnh. Thị trường tiêu thụ đường lậu và đường gian lận thương mại (đường tạm nhập tái xuất nhưng lại tuồn vào tiêu thụ trong nước) nay đã lan khắp cả nước, và địa bàn nhập lậu được mở rộng hơn từ các tỉnh biên giới phía Nam lan mạnh ra cả phía Bắc.

Ở phía Nam, trước đây, đường lậu chủ yếu vào Việt Nam qua biên giới tỉnh An Giang. Nay đã mở rộng ra các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh và Bình Phước. Ở phía Bắc, trước đây đường lậu chủ yếu đi qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo. Nay hoạt động mạnh và công khai hơn tại vùng cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị. Một số nguồn tin cho hay đường lậu còn vào Việt Nam qua vùng cảng biển các tỉnh phía Bắc.

Đường nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan, là nước có chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước và XK nên giá luôn rẻ hơn giá bán đường trong nước của Việt Nam. Ước năm cao nhất có khoảng 500 ngàn tấn đường lậu nhập vào nước ta. Giá đường lậu đang thấp hơn đường tinh luyện nội địa 1.000 - 2.000 đ/kg.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam nêu ra một số giải pháp như đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) chỉ đạo thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại một cách quyết liệt mặt hàng đường ở biên giới phía Nam, cửa khẩu Lao Bảo; đề nghị Chính phủ xem xét tạm ngừng tạm nhập tái xuất mặt hàng đường; đề nghị Bộ NN-PTNT xây dựng hàng rào kỹ thuật và kiểm soát chất lượng đường; đề nghị các địa phương ngừng cấp phép cho các cơ sở đóng gói đường mà không có nhà máy chế biến…

Ngoài ra, một số doanh nhân ngành đường cũng nêu thêm các giải pháp hạn chế đường lậu như sử dụng loại chỉ đặc biệt may trên bao đựng đường để loại bao này không thể tái sử dụng.

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.