| Hotline: 0983.970.780

Bệnh trắng lá mía

Thứ Sáu 31/07/2015 , 06:10 (GMT+7)

Bệnh trắng lá mía (White Leaf Disease: WLD, Sugarcane White Leaf Disease: SCWD) là một trong những bệnh nguy hiểm hàng đầu tại một số nước trồng mía ở châu Á và tại Việt Nam.

Do không có thuốc trị và gây thất thu năng suất nghiêm trong, ruộng mía bị nhiễm bệnh nặng phải phá bỏ tránh lây lan.

Ở châu Á, bệnh ghi nhân đầu tiên ở Thái Lan thập niên 1950, Đài Loan (1958), Ấn Độ (1964), hiện nay gây hại ở Lào, Việt Nam.

Ở Việt Nam, bệnh phát hiện đầu tiên ở Đồng Nai (1966), sau đó thấy xuất hiện ở Bình Dương, Bình Thuận, Tây Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên, Nghệ An (2005).

Tác nhân gây bệnh là Phytoplasma (Candidatus Phytoplasma), trước đây gọi là vi sinh vật giống Mycoplasma (Mycoplasma – like Organisms (MPOs).

Phytoplasma có kích thước siêu hiển vi, chỉ thấy qua kính hiển vi điện tử, là sinh vật gây bệnh không có vách tế bào, cấu trúc nội bào, ký sinh bắt buộc. Phytoplasma thường kết hợp với nhiều tác nhân gây bệnh khác để gây hại cho nhiều loại cây trồng.

sk-99ec-1lit144349252

Trên mía, Phytoplasma xâm nhập vào mô libe của các bó mạch dẫn, ảnh hưởng đến sự tổng hợp diệp lục tố (Chlorophyll), có thể lên đến trên 90%, khiến lá mất màu xanh, giảm quang hợp, lá trắng, cây còi cọc dần rồi chết.

Trước khi triệu chứng thể hiện thấy được bằng mắt, rất khó phát hiện phytoplasma (chỉ có thể xác định bằng sinh học phân tử PCR), do Phytoplasma có kích thước rất nhỏ và khó tìm thấy trong mạch dẫn.

Trên mía, Phytoplasma gây bệnh trắng lá mía (WLD), chồi cỏ (GSD: Grassy Shoot Disease) và chồi cỏ xanh (GGSD: Green Grassy Shoot Disease).

Bệnh trắng lá dễ nhận diện do triệu chứng khá đặc trưng, dễ nhân diện từ xa. Tuy nhiên triệu chứng điển hình là lá trắng. Thoạt tiên, trên lá non, vết bệnh khởi đầu là các sọc trắng chạy dọc gân chính, sau đó sọc liên kết lại và kéo dài dọc theo phiến lá làm toàn bộ lá có màu trắng, trên nền trắng có các đốm vàng, nâu.

Lá bệnh hẹp, mềm, mọc thẳng và nhỏ hơn lá bình thường. Thông thường lá non bị nhiễm trước, trong khi lá già vẫn còn xanh.

Bệnh nặng làm mía giảm quang hợp, chống chịu kém, dễ đổ ngã, mía lùn, đốt ngắn, năng suất sụt giảm nghiêm trọng, nhiều khi mất trắng.

8-sirifos-585ec-480ml144349420

Thông thường triệu chứng bệnh nhân thấy bằng mắt chỉ thể hiện khi mía ở giai đoạn tăng trưởng 2 - 4 tuần sau trồng. Ở Khánh Hòa, ghi nhận bệnh hại ở mía gốc 1 năm tuổi, mía tơ 2 - 3 tháng.

Cần lưu ý triệu chứng bệnh trắng lá dễ nhầm với triệu chứng thiếu sắt: Lá màu vàng kem, gân lá vẫn xanh, thiếu sắt thể hiện khu vực nhất định trên ruộng, trong khi bệnh trắng lá phân bố đều trên ruộng.

Bệnh trắng lá (WLD) và bệnh chồi cỏ (GSD) tuy cùng tác nhân gây bệnh, nhưng bệnh trắng lá không mọc chồi cỏ như bệnh GSD.

Thất thoát năng suất do bệnh trắng lá phụ thuộc chủ yếu vào tính nhiễm của giống, thời tiết và điều kiện môi trường.

Ở Đài Loan, mía trồng vụ thu cho thất thoát năng suất cao hơn các vụ khác. Ruộng thiếu nước, khô hạn giữa kỳ, thiếu chăm sóc, làm cỏ, bón phân kém, không cân đối, thời tiết nóng ẩm… bệnh dễ phát sinh và thất thoát năng suất cao hơn.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm