| Hotline: 0983.970.780

Bước đường thâu tóm Cty Sứ

Thứ Tư 22/08/2012 , 10:39 (GMT+7)

Việc bòn rút tiền ở Cty Sứ mà Nguyễn Khắc Sơn và Nguyễn Thị Kim Hoa đã thực hiện quá dễ dàng như rút tiền trong ví.

Việc bòn rút tiền ở Cty Sứ mà Nguyễn Khắc Sơn và Nguyễn Thị Kim Hoa đã thực hiện quá dễ dàng như rút tiền trong ví. Để thực hiện việc thâu tóm toàn bộ Cty Sứ, hai đối tượng trên đã tổ chức đại hội cổ đông, tăng và giảm vốn, mà không cần có sự tham dự của cổ đông là Tập đoàn Vinashin. Từ đó giảm dần vốn nhà nước, thay vào đó là những người thân tín của gia đình họ...

>> Những trò “ảo thuật” ở Cty CP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
>> Bắt tạm giam GĐ Cty CP Sứ KT Hoàng Liên Sơn
>> Khởi tố vụ án tham ô và cố ý làm trái tại Cty CP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
>> Bắt khẩn cấp hai kế toán Cty sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
>> Khám xét nơi làm việc của GĐ và kế toán trưởng Cty CP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn

Danh sách cổ đông mà những người tố cáo đã cung cấp cho báo NNVN, trong đó có tên 8 người là người nhà ông Nguyễn Khắc Sơn. Bao gồm vợ ông Sơn là bà Nguyễn Thị Hồng Liên, cán bộ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 16/10/2010 bà Liên có cổ phần trong Cty Sứ là 1,679 tỷ đồng, Nguyễn Thị Hoàng Yến, chị vợ ông Sơn có cổ phần 592 triệu, Nguyễn Thị Hải Yến em gái ông Sơn có cố phần 240 triệu...

Tổng số tiền mà gia đình và những người thân trong gia đình ông Sơn chiếm giữ tính đến 16/10/2010 là 6,525 tỷ (lấy tròn số). Điều các cổ đông vô cùng ngạc nhiên, ngày 31/5/2007 ông Sơn chỉ có 115,2 triệu đồng cổ phần, qua hàng năm số tiền cổ phần của ông tăng rất nhanh. Đến 31/12/2008 số tiền cổ phần của ông đã tăng lên là 835 triệu, tới 31/12/2009 tăng lên 1,035 tỷ, đến 16/10/2010 ông đã có 2,2 tỷ đồng góp cổ phần.

Việc ông Nguyễn Khắc Sơn cùng những người thân tăng vốn cổ phần trong Cty Sứ chưa thấm vào đâu so với việc tăng vốn cổ phần của bà Nguyễn Thị Kim Hoa. Trong 21 người đứng tên mà các cổ đông tố cáo là người nhà, bạn bè của bà Hoa, người ta thấy tên mẹ đẻ, chồng, con, thông gia, em dâu, em gái, em rể, em họ đến cả cháu của chồng rồi bạn bè của bà Hoa.


Cty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn

Con trai lớn của bà Hoa là Vũ Ngọc Cường có cổ phần 1,2 tỷ. Không chịu thua kém anh, em của Cường là Vũ Ngọc Hiếu đang học lớp 6 nhưng cũng có 510 triệu tiền cổ phần. Chồng của bà Hoa là Vũ Ngọc San năm 2009 chỉ có 350 triệu nhưng đến tháng 10/2010 đã có 600 triệu tiền cổ phần. Mẹ của bà Hoa là cụ Lê Thị Ất năm nay 79 tuổi, hiện đang trú P.Cốc Lếu, TP.Lào Cai cũng có cổ phần ở Cty Sứ với số tiền là 300 triệu đồng. Em gái bà Hoa là Nguyễn Thị Thanh Tân trú tại tổ 20 P.Cốc Lếu, TP.Lào Cai có cổ phần 1,08 tỷ, em trai bà Hoa là Nguyễn Thanh Hà, trú tại P.Cốc Lếu, TP.Lào Cai có cổ phần 510 triệu. Chị dâu chồng bà Hoa là Nguyễn Thị Kim Thư, giáo viên trường PTTHCS Quang Trung có 1,119 tỷ đồng cổ phần.

Đặc biệt hơn là ông Trần Văn Thành thông gia với gia đình bà Hoa, hiện đang trú tại 39 Đỗ Ngọc Thạnh, P.14, Q.5, TP.Hồ Chí Minh có cổ phần tới 3 tỷ. Chưa hết một số bạn của bà hoa cũng có cổ phần tại Cty Sứ, trị giá từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng. Tổng số tiền mà gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hoa đang nắm giữ tại Cty Sứ tăng chóng mặt theo từng năm, năm 2007 chỉ một mình bà Hoa có cổ phần 177,7 triệu, đến năm 2008 số người trong gia đình bà Hoa đã là 15 người có cổ phần là 6,994 tỷ, năm 2009 danh sách được tăng lên 21 người, với số cổ phần là 13,031 tỷ, đến ngày 16/10/2010 số tiền cổ phần của gia đình bà Hoa và những người thân, bạn bè đã lên tới 17,159 tỷ. Nhiều người lắc đầu: Thật khủng khiếp!

Nhiều cổ đông ở Cty Sứ vô cùng ngạc nhiên, vì sao chỉ có mấy năm mà gia đình ông Nguyễn Khắc Sơn, Nguyễn Thị Kim Hoa lại tăng vốn cổ phần lớn đến như vậy. Tổng số vốn cổ phần của hai gia đình này tính đến 16/10/2010 là 23,684 tỷ so với 34 tỷ vốn điều lệ của Cty Sứ. Điều vô cùng ngạc nhiên là những người có tên trong danh sách cổ đông có liên quan họ hàng, anh em, bạn bè của ông Sơn và bà Hoa lại không phải là cán bộ, công nhân của Cty Sứ, không phải là cổ đông chiến lược, vậy sao họ lại có cổ phần lớn như vậy?

Ngược lại những người đã nhiều năm làm trong Cty Sứ thì không có tiền để mua cổ phiếu, có người chẳng biết họ bán lúc nào để mua. Người mua nhiều nhất cũng chỉ 500-600 triệu bằng số tiền cổ phần của con trai học lớp 6 của bà Hoa, còn lại số người có cổ phần chủ yếu vài chục triệu, nhiều người chỉ có 3-5 triệu cổ phần.

Như vậy, bạn đọc đã rõ những việc làm nhằm thâu tóm Cty CP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn vào tay ông Nguyễn Khắc Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Hoa đã được tiến hành như thế nào. Tuy nhiên, cuộc thâu tóm đó bất thành, đã bị chặn lại khi Công an Yên Bái vào cuộc điều tra. Những đối tượng trên đang đợi ngày đứng trước vành móng ngựa. Thế mới hay “tham thì thâm” là như vậy.

Trong đơn gửi báo NNVN tố cáo ông Sơn và bà Hoa: Tổ chức tăng vốn không đúng quy định của pháp luật, như: Không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, không tổ chức đấu giá cổ phiếu... Mọi thủ tục mua bán, tăng vốn họ tự hoàn thiện, sau đó tổ chức đại hội cổ đông bất thường để thông qua và hợp thức hoá... Sự bất minh ở đây là Cty Sứ chưa lên sàn chứng khoán, cớ sao những người ngoài công ty không phải là cổ đông chiến lược, nhất là những người thân trong gia đình ông Sơn, bà Hoa lại nắm giữ nhiều cổ phần như vậy? Phải chăng việc mua bán cổ phiếu có nhiều khuất tất?

Ngày 20/4/2012, Tập đoàn Vinashin có văn bản số 1310/ CNT-LHTQT gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Yên Bái do ông Trương Văn Tuyến - TGĐ ký. Nội dung công văn đó như sau: Năm 2007 Tập đoàn Vinashin tiếp nhận phần vốn của nhà nước tại Cty CP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là 4.739.600.000đ (4,739 tỷ), ngày 30/5/2008 Cty Sứ tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ, trong đó vốn của Vinashin là 17,85 tỷ chiếm 51% vốn điều lệ. Ngày 28/2/2009 Cty Sứ giảm vốn điều lệ xuống còn 29,74 tỷ, trong đó vốn của Vinashin là 12,59 tỷ chiếm 42,3%. Ngày 11/7/2009 vốn điều lệ của Cty Sứ là 29,74 tỷ, trong đó vốn của Vinashin 4,739 tỷ chiếm 15,9%, đến ngày 15/7/2010 Cty Sứ tăng vốn điều lệ lên 34 tỷ, vốn của Vinashin là 4,739 tỷ, khi đó chỉ chiếm 13,9% vốn điều lệ.

Tỷ lệ góp vốn của Tập đoàn Vinashin từ 54% xuống còn 13% tại Cty Sứ qua những lần đại hội cổ đông bất thường mà không có đại diện của Vinashin. Công văn của Tập đoàn Vinashin nêu rõ: “Việc Công ty tiến hành họp đại hội cổ đông các ngày 28/2/2009 và 11/7/2009 trong khi không có sự tham dự của cổ đông Vinashin mà chỉ có đại diện theo uỷ quyền là ông Sơn và việc uỷ quyền này không thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Cty như đã trích dẫn trên đây là trái với quy định của pháp luật và điều lệ của Cty”. (Hết)

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

10ha rừng Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang bốc cháy trong đêm

Hà Giang Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang, đêm 26/4, địa phương này ghi nhận có vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực rừng Tây Côn Lĩnh, thuộc huyện Vị Xuyên với diện tích khoảng 10ha.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm