| Hotline: 0983.970.780

Các đối thủ cạnh tranh phá bĩnh

Thứ Tư 08/12/2010 , 09:22 (GMT+7)

"Án oán cá tra là do các đối thủ cạnh tranh phá bĩnh", đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Ông Dũng tại buổi họp báo
"Án oán cá tra là do các đối thủ cạnh tranh phá bĩnh", đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong cuộc họp báo chiều qua (7/12). 

Cuộc họp báo chủ yếu bày tỏ quan điểm của VASEP về việc một số tổ chức của WWF ở châu Âu đưa cá tra vào “danh sách đỏ”.

Ông Dũng đã đại diện VASEP  kịch liệt phản đối cáo buộc WWF của một số thành viên các nước EU đổi màu cá tra từ “danh sách da cam” (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang “danh sách đỏ” (sản phẩm không nên sử dụng) là không đúng đắn, thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tế. VASEP cũng bày tỏ lo ngại rằng vấn đề này có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và hơn thế nữa còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín về tính khách quan, trung thực trong bản thân của tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).

Đây không phải lần đầu tiên cá tra Việt Nam bị phá mà vấn đề này đã kéo dài từ nhiều năm qua với rất nhiều trò không trung thực. VASEP gọi những cáo buộc từ một số tổ chức của WWF là “những thông tin rất lạc hậu, sai lạc, không khách quan mà một số đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt Nam cố tình rêu rao”. Đáng ngại hơn, những cáo buộc này lại được các nhân vật chính trị bảo thủ ở Âu – Mỹ nhắc đi nhắc lại trong các nghị trường nhằm mục đích bôi xấu cá tra Việt Nam. Trong khi tất cả quy trình sản xuất cá tra đều được quản lý tiên tiến và hiện đại.

Vấn đề này,VASEP đã dẫn lời hết sức khách quan từ ông Stephen Taylor, giám đốc phụ trách ngành thủy sản Tập đoàn Group Findus (một tập đoàn thủy sản rất có uy tín ở EU)cho rằng cá tra là một lựa chọn tốt. Việc ông Struan Stevenson, người Scotland, Nghị sĩ nghị viện châu Âu, đã cáo buộc cá tra nuôi ở Việt Nam và bán ở Anh là do những "lao động nô lệ" sản xuất và sông Mê kông là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới là không có cơ sở. Việc đánh giá cá tra không thể dùng một cách thức chung được.

Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận về việc Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại châu Âu đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, chiều 07/12/2010, WWF Việt Nam đã phát đi thông điệp khẳng định: “WWF Việt Nam không liên quan đến kết luận này và sẵn sàng hợp tác với phía Việt Nam và WWF tại châu Âu để làm rõ các tiêu chí và phương pháp đánh giá một cách minh bạch nhất. Vào ngày 13/12 tới, đại diện của WWF Mỹ sẽ sang Việt Nam để tìm hiểu thêm và đánh giá lại những nhận định của các tổ chức WWF tại châu Âu. Đây sẽ là cơ hội để VASEP đưa ra những lập luận chính thức của Hiệp hội đối với việc cá tra Việt Nam.

Theo VASEP, chứng nhận của mình là những cơ sở vững chắc nhất để tạo thương hiệu cá tra, còn 12 tiêu chí mà WWF đưa ra chỉ là phụ. Cáo buộc cũng chỉ là kết quả khảo sát do một công ty tư vấn độc lập do WWF một số nước thuê làm, tiến hành đánh giá hơn 100 loài thủy sản thực phẩm trên thế giới theo bộ tiêu chí phát triển bền vững mới sửa đổi của WWF. Các thông tin cũng được nêu ra không phải trên một tạp chí chính thức của WWF mà công bố trên cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng, có tính chất như kiểu “tờ rơi” tham khảo.

Từ đầu năm 2010, nhiều nhà máy và vùng nuôi cá tra Việt Nam đã được cấp chứng nhận Global GAP – Tiêu chuẩn cao nhất của ngành nuôi thủy sản bền vững. VASEP cũng đã chính thức đề nghị và được Chính phủ ủng hộ chương trình áp dụng Global GAP cho toàn bộ các trang trại nuôi cá tra thương phẩm trong kế hoạch 2011 – 2015. Đặc biệt về quản lý môi trường, chương trình kiểm soát môi trường nước được Cục QLCLNLTS khẳng định vùng hạ lưu sông Mê kông đáp ứng tốt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Ông Dũng kiên quyết trong thời gian tới sẽ mời các chuyên gia và cả những người đã cáo buộc cá tra trực tiếp khảo sát tận mắt quy trình sản xuất cá tra, nếu không đồng ý VASEP sẽ sang tận nơi để có những giải thích xác đáng những cáo buộc của họ là vô căn cứ, là một sự phá bĩnh vi phạm luật cạnh tranh. Nhưng đại diện của VASEP cũng thừa nhận đây là bài học cho ngành thủy sản Việt Nam bởi cá tra là một trong ba mảng xuất khẩu chủ lực. Mỗi năm kim ngạch XK từ cá tra đạt trung bình trên 1 tỉ USD, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở khu vực ĐBSCL. Cần cẩn trọng hơn với các đối thủ cạnh tranh. 

Hôm nay (8/12), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ chính thức tổ chức họp bàn về vấn đề này.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm