| Hotline: 0983.970.780

Cái lý của người dân

Thứ Ba 10/04/2012 , 11:13 (GMT+7)

Những chiếc máy xúc đang hoàn thành nốt công đoạn san lấp mặt bằng để xây dựng một bệnh viện tư nhân. Ai cũng nghĩ dự án sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân, nhưng trái lại…

Ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, những chiếc máy xúc đang hoàn thành nốt công đoạn san lấp mặt bằng nhằm triển khai xây dựng dự án một bệnh viện tư nhân. Với mục đích tốt đẹp, ai cũng nghĩ dự án sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân, nhưng trái lại, càng làm cho họ thêm bức xúc…

>> Thu hồi hơn 5000m2 đền bù 2,29 triệu đồng
>> Dân trồng cây, đợi đền bù
>> Dài cổ chờ tiền đền bù
>> Đền bù GPMB công trình thủy điện Trà Xom: DN không thực hiện đúng cam kết

Tình cùng khổ của anh bán chiếu

Về Thiệu Hóa bây giờ, sẽ thấy xuất hiện rất nhiều ngôi nhà được xây vững chắc trên phần đất đáng lẽ ra là nơi trồng rau, trồng màu. Nhà được xây lên, đất nông nghiệp giảm dần. Một thứ cũng theo đó mà mất dần đi, đó là lòng tin. Chỉ có những đứa trẻ chơi đùa trước sân là vẫn còn hồn nhiên cười cười, nói nói. Còn những người dân đã vào tuổi thất thập cổ lai hy, xông pha nơi trận mạc, không sợ mất nhà, mất đất, thậm chí là hy sinh cả người thân để bảo vệ tổ quốc, thì nay lại canh cánh nỗi lo mất đất sản xuất. Đây là nguyên nhân khiến cho họ không thể cười suốt nhiều năm qua.


Những người dân khiếu nại về chính sách đền bù đất đai ở Thiệu Đô

Anh nông dân Lê Đình Túc, thôn I, xã Thiệu Đô quanh năm làm bạn với cái cày, con trâu. Thêm nghề phụ nữa là đi bán chiếu, anh cũng kiếm đủ tiền để đắp đổi qua ngày. Thế nhưng, nay một phần đất nông nghiệp bị thu hồi, chẳng biết cái nghề bán chiếu của anh còn có thể nuôi sống 5 miệng ăn trong gia đình hay không. Vậy nên, bằng mọi giá, anh phải giữ cho được mảnh đất nông nghiệp đang bị đe dọa thu hồi, cũng là giữ cho sinh kế của gia đình.

Ở Thiệu Đô, nông dân thôn I vẫn gọi cái chuyện anh Túc giúp dân về giấy tờ, tư vấn luật là “tình anh bán chiếu”. Tình ở đây không phải là tình yêu, mà là cái tình đối với những “người cùng khổ”. Tạm gác chiếc xe đạp và những đôi chiếu đã cùng anh rong ruổi khắp các nẻo đường, anh Túc quay về với giấy bút, những lá đơn, với luật, nghị định… Cũng vì thế mà giờ đây, hỏi đến luật nào, nghị định bao nhiêu, điều khoản mấy để áp cho đất Thiệu Đô, anh Túc đều nắm rõ. “Người ta chỉ đi khiếu nại khi cho rằng một quyết định hay một hành vi nào đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại có thể tốn rất nhiều thời gian, mất rất nhiều công sức, thậm chí tiền bạc của người làm đơn. Nhưng họ vẫn làm, vì cho rằng lẽ phải cần được thực thi. Chỉ có vậy!”, anh Túc nói.

Từ hơn 1 năm nay, những lá đơn do anh Lê Đình Túc viết đại diện cho 7 hộ dân ở Thiệu Đô vẫn liên tục được gửi đến các cấp có thẩm quyền từ UBND xã, huyện và tỉnh Thanh Hóa đến Trung ương, khiếu nại về việc thu hồi đất để xây dựng Bệnh viện Đại An của chính quyền huyện Thiệu Hóa. Thanh tra của tỉnh, huyện của đã vào cuộc, nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để những thắc mắc của người dân. “Tôi viết nhiều đến mức có lẽ là không nhớ được nữa, rất nhiều lần, cũng đã có những phúc đáp. Tuy nhiên, những phúc đáp đó đều có nhiều điểm trái pháp luật, và tôi chứng minh được”.

Những người dân ở Thiệu Đô cho rằng, chủ trương thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất của họ là không đúng với Luật đất đai năm 2003. Và, để bảo vệ lý lẽ đó, những người dân như anh Túc, xưa nay chỉ quen với cái cày, cái cuốc, thì nay phải tạm quên đi công việc thường ngày của mình, dành sức làm quen với giấy tờ, luật, các nghị định về đất đai. Câu chuyện khiếu nại kéo dài bắt đầu từ tháng 9/2010 khi UBND xã Thiệu Đô và huyện Thiệu Hóa họp người dân thôn I, xã Thiệu Đô để thông báo việc xây dựng Bệnh viện Đa khoa tư nhân Đại An với giá tiền đền bù đất là 50 triệu đồng/sào (500m2). Người dân cho rằng, giá đền bù này là quá rẻ, và đề nghị UBND huyện xem xét lại. Sau nhiều lần tổ chức họp dân, vận động, thì 98/105 hộ dân đồng ý cho thu hồi đất, còn lại 7 hộ dân vẫn tiếp tục khiếu kiện. Đến ngày 14/1/2012 vừa qua, tức là chỉ còn 8 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, chính quyền địa phương đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 7 hộ còn lại để GPMB, triển khai dự án.

DN thu hồi đất phải “như đi chợ mua hàng”

Những người dân bị cưỡng chế cho rằng, trong trường hợp xây dựng bệnh viện này, đất của người dân không thuộc diện thu hồi của Nhà nước, nên chủ đầu tư phải thỏa thuận giá với người dân chứ không phải là chính quyền định giá và thu hồi. “Đất không thuộc diện thu hồi của Nhà nước thì UBND các cấp không được ra quyết định, hoặc sử dụng các biện pháp hành chính phù hợp với quy định của pháp luật để can thiệp vào thỏa thuận giữa DN và người sử dụng đất”, anh Túc cho biết.


Dự án bệnh viện đa khoa Đại An đã lấy đi diện tích đất nông nghiệp khá lớn của xã Thiệu Đô

Bà Lê Thị Tình, một trong những hộ dân không chịu giao đất cho nhà đầu tư, bức xúc: “Đất này bị thu và đền bù mức giá 50 triệu đồng/sào. Trong khi đó, chúng tôi canh tác 1 năm 4 vụ màu, thu lãi hàng chục triệu đồng. Bây giờ với 50 triệu, mất đất vĩnh viễn, chúng tôi làm gì để sống đây?”. Bức xúc nối tiếp bức xúc, người dân cho rằng, khi chính quyền làm đúng, đền bù bao nhiêu họ cũng nhận. Nhưng khi đã sai rồi, thì có đưa hàng tỷ đồng họ cũng kiên quyết giữ đất. Còn nhớ, cách đây cả chục năm, khi dự án mở rộng quốc lộ 45 đoạn đi qua xã Thiệu Đô được triển khai thực hiện, hàng trăm hộ dân của xã này đã tình nguyện hiến đất mà đến nay họ cũng chưa đòi hỏi chuyện đền bù. Điều đó chứng tỏ dân luôn ủng hộ Nhà nước, nếu mục đích hiến đất là chính đáng, đúng luật. 

Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tư nhân Đại An có tổng diện tích 2,5 ha, tổng mức đầu tư 296 tỷ đồng, trong đó tiền dành cho đền bù, GPMB chỉ vỏn vẹn 3,3 tỷ đồng. 105 hộ dân nằm trong diện thu hồi đất để làm dự án, 98 hộ dân đã nhận tiền đề bù, trong đó hộ cao nhất nhận khoảng 60 triệu đồng, còn lại đa số nhận 20-30 triệu đồng. Đổi lại, họ mất hết đất sản xuất. Chỉ còn 7 hộ dân vẫn kiên quyết cho rằng, chính sách thu hồi đất của huyện Thiệu Hóa là không đúng với quy định của pháp luật.

 “Thỏa thuận là đúng, kể cả với 10 nhà là 10 giá mới đúng luật. Có khi tôi đi chợ trước thì mua được rẻ, còn anh đi sau, hết hàng, thì chấp nhận mua đắt thôi. DN đứng ra đền bù cho dân, có thể thu diện tích này trước với giá thấp, diện tích kia sau với giá cao. Đấy mới là thị trường, thuận mua vừa bán. Xã, huyện chỉ là người trọng tài cho đôi bên thỏa thuận”, bà Nguyễn Thị Thập, một người dân xã Thiệu Đô nói.

Một căn cứ nữa để những người dân ở Thiệu Đô không chịu giao đất cho dự án, đó là họ cho rằng, cùng một khu đất, nhưng diện tích mà UBND huyện thu hồi để chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, sau đó bán đấu giá, thì giá khởi điểm là 1 tỷ đồng/sào (500m2). Khi đấu giá thành công, giá cuối cùng lên đến 2 tỷ đồng/sào. “Chúng tôi không so sánh giữa đất nông nghiệp và đất đấu giá, vì đất đấu giá đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên, nếu thu hồi đất của chúng tôi với giá tiền 50 triệu đồng/sào thì quá rẻ mạt”, bà Thập bức xúc.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm