| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng, đắng ngắt cây chè!

Thứ Ba 09/10/2012 , 10:04 (GMT+7)

Chè đắng từng được mệnh danh là “vương trà” của đất Cao Bằng, gây dựng tiếng tăm lẫy lừng một thuở nay đang trên bờ vực ngắc ngoải

Chè đắng từng được mệnh danh là “vương trà” của đất Cao Bằng, gây dựng tiếng tăm lẫy lừng một thuở nay đang trên bờ vực ngắc ngoải bởi hội chứng tin đồn và sự cạnh tranh không cân sức…

Cây chè đắng Cao Bằng mọc tự nhiên ở nhiều huyện như Thạch An, Trà Lĩnh, Hạ Lang... được khí hậu, thổ nhưỡng đãi bồi nên có dược tính quý mà chè đắng nơi khác khó so bì cao thấp. Hương chè thơm, vị chè đắng nhưng ngọt hậu đậm đà mãi trong khóe miệng, đầu môi. Nhiều nghiên cứu cho thấy thường xuyên dùng chè đắng sẽ tăng cường hệ miễn dịch, giảm mỡ, điều hòa huyết áp, mát gan, thông mật, an thần, trợ tim, tiêu viêm, giải độc…

Chè đắng từng là niềm tự hào của đất Cao Bằng, từng là thứ dược trà được nhiều người tiêu dùng cả nước mến mộ. Thời hoàng kim, Cty CP Chè đắng và Thương mại Cao Bằng sản xuất 40.000 hộp/năm vẫn không đáp ứng nổi yêu cầu của người tiêu dùng. Khoảng 2005, nhận thấy nhu cầu chè đắng ngày một tăng, Cao Bằng xác định đây là cây làm giàu cho nông dân và cho Cty thực hiện dự án trồng 1.000 ha chè đắng tại 11/13 huyện.


Chè tươi tốt mà chẳng buồn thu hái

Dự án có khởi đầu suôn sẻ, hợp thổ nhưỡng, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây chè đắng sinh trưởng tốt, dự kiến chỉ 2-3 năm sẽ cho thu hoạch. Nhưng không ai ngờ, khi nguyên liệu sản xuất chè đắng Cao Bằng đang khan hiếm thì chè đắng Trung Quốc ào ạt, trùng trùng tiến vào theo đủ thứ đường nhập lậu, vác vai. Giá chè đắng Cao Bằng 300.000 đồng/kg thì chè đắng Trung Quốc chỉ 70.000 – 150.000 đồng/kg tùy loại, bằng 1/3, 1/4, đánh gục chè đắng nội địa. Cty không tiêu thụ được sản phẩm, kho xưởng để uổng phí, sản xuất chỉ loi thoi khoảng 4.000 hộp/năm, vùng nguyên liệu tan dần từng mảng.

Về vùng chè đắng của xã Thể Dục, huyện Nguyên Bình, tôi được anh Hoàng Văn Hiếu - Chủ tịch xã cho biết năm 2004 địa phương trồng thí điểm, năm 2005 dự án quy hoạch trên diện tích 60 ha. Hồi đó anh Hiếu là Chủ tịch Hội nông dân xã, sau khi tham quan vùng trồng chè ở Phục Hòa về đã thuyết phục dân mình trồng bởi doanh thu 1 ha đạt 40-45 triệu, giá trị gấp 3 lần trồng ngô, trồng sắn.

Trên 20 hộ tham gia, hộ nhiều trồng 4.000-5.000 cây, hộ ít cũng 700-800 cây với mật độ 1.000 cây/ha, theo hình thức Cty Chè đắng và Thương mại Cao Bằng đầu tư phân bón, giống cây còn người dân bỏ đất, ngày công lao động. 40 ha chè đang trên đà phát triển tốt, thu hoạch được thì năm 2007 nghe phong thanh tin Cty chè đắng làm ăn lụn bại, phải sáp nhập với Cty khoáng sản, ít còn quan tâm đến loại cây này nữa, dân trồng chè đâm nản. Họ càng nản hơn khi sau 8 năm đằng đẵng giá thu mua chè đắng vẫn dậm chân tại chỗ theo thời điểm 2005 là 15.000đ/kg búp tươi. Điều kiện thu mua phải một tôm ba lá, lá màu đỏ, còn non mới mua chứ đã ngả sang xanh là loại, đã thế dân muốn bán không có người của Cty thu mua tại chỗ mà toàn phải gửi xe khách xuống thị xã. Đáng nói là người dân đang ở tình trạng “nắm dao đằng lưỡi” khi hợp đồng với Cty giờ vẫn chưa có, chẳng lấy gì ràng buộc.

Thương hiệu chè đắng Cao Bằng bị lạm dụng nên đã mất từ lâu rồi bởi chưa xây dựng được bảo hộ nguồn gốc xuất xứ, giờ muốn chúng tôi cũng chẳng có tiền để làm việc ấy nữa. Ngay ở Cao Bằng giờ tràn ngập chè đắng TQ chứ chưa nói đến thị trường ở các tỉnh xa… (Anh Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Cty CP Chè đắng và Thương mại Cao Bằng).

Theo tiêu chuẩn chè đắng phải phát tỉa, cắt ngọn để chỉ cao 80-100cm tiện cho việc thu hoạch nhưng giờ nhiều cây bị bỏ mặc cho cao đến 3-4m. Giá bán chè quá rẻ mạt nên phần đa dân bỏ mặc thành rừng, bỏ không cho trâu bò phá. Khoảng 1/3 diện tích đã bị chặt để trồng ngô, xóm Tổng Ngà cơ bản đã phá xong, các xóm còn lại nông dân cũng đang lăm le cầm dao phạt nốt. Trà đắng nhiều công dụng, dược tính nhưng từ khi có tin đồn thanh niên uống vào yếu khoản… chiều vợ nên ngay cả ở vùng chè người dân cũng ít dám uống mà chỉ xin nhau cả bó, cả rổ về… tắm cho mát da, dễ ngủ. Huyện Nguyên Bình có 259 ha chè đắng tập trung ở 13 xã trong đó có nhiều như Thể Dục, Minh Tâm, Thành Công, Thịnh Vượng.

Khác với dự án thảo quả 53 ha trên địa bàn “chết” phần bởi vì không phù hợp điều kiện tự nhiên nên không có mấy quả, phần bởi trâu bò phá hoại, cây chè đắng rất hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Nguyên Bình. Hỏi về tình trạng đồng loạt phá chè đắng, anh Nông Thế Phúc - Phó Chủ tịch huyện âu sầu: “Cái gì có lợi dân làm, không có lợi thì họ phá, dù tuyên truyền, vận động đến đâu họ cũng không theo. Trước đây người Cao Bằng có thói quen uống chè đắng cho mát gan, giải độc nhưng từ hồi có tin đồn không thanh niên nào dám uống chè đắng mà chuyển sang uống giảo cổ lam. Tin đồn không ai kiểm chứng nhưng rất phổ biến, theo tôi cây chè đắng một phần chết vì tin đồn”.

Anh Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Cty CP Chè đắng và Thương mại Cao Bằng thì lý giải một cách căn nguyên hơn về cái “chết” của cây chè quê mình rằng: “Có thời kỳ sản phẩm của Cty bán chạy tại nhiều tỉnh, thành, đạt lắm giải vàng, giải bạc về chất lượng nhưng giờ vùng nguyên liệu của Cty chỉ còn khoảng 70 ha, lượng tiêu thụ chỉ còn khoảng 15% so với trước. Hồi có thông tin chè đắng gây… yếu sinh lý dù đã mời cả GS Nguyễn Lân Dũng giải thích trên báo, trên truyền hình nhưng tin dữ đồn xa, người tiêu dùng vẫn rời xa chè đắng… Hiện nay chè đắng không nhãn mác trên thị trường gần như toàn chè đắng TQ đã đành còn chè đắng đóng hộp ghi rõ chè đắng Cao Bằng bán đầy ở các siêu thị nhiều khi cũng là hàng nhái".

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm