| Hotline: 0983.970.780

Chuyện một giống lúa ẩn mình

Thứ Hai 13/06/2011 , 12:31 (GMT+7)

Có một cuộc chuyển nhượng bản quyền giống lúa khá lặng lẽ, tính bằng tiền đồng. Nhân vật chính của cuộc gả bán đó là giống lúa nếp DT22.

Trong làng giống có nhiều vụ mua bán bản quyền inh ỏi, với trị giá tiền tỷ. Nhưng có một cuộc chuyển nhượng bản quyền khá lặng lẽ, tính bằng tiền đồng. Nhân vật chính của cuộc gả bán đó là giống lúa nếp DT22.

Quả thật sau hơn chục năm có mặt trong làng giống, ít ai biết đến DT22. Sinh ra trong cái nôi chọn tạo giống lúa là Viện Di truyền Nông nghiệp, nhưng ngay từ khi được đăng ký khai sinh, DT22 đã ẩn mình, thiệt thòi. Đầu thiệt thòi đầu tiên, bởi DT22 là lúa nếp. Có thể nói trong lúc các nhà khoa học, Viện nghiên cứu, DN giống đổ xô vào nghiên cứu các giống lúa lai, lúa tẻ thì việc tác giả Nguyễn Văn Bích (Viện Di truyền Nông nghiệp) lạc hướng sang nghiên cứu lúa nếp khiến nhiều người cho rằng ông đang “lạc hậu” so với thời cuộc.

 Cứ xem trên thị trường giống lúa, lúa nếp thường lép vế, ít được các DN giống để mắt tới. Đơn giản giống lúa nếp không bán được nhiều, doanh số chỉ là con tép so với các giống lúa thuần, nhất là những giống lúa thuần tên tuổi. Đến khi Cty TNHH MTV Giống cấy trồng Hải Dương bỏ tiền triệu ra mua bản quyền giống lúa nếp DT22 về càng khiến nhiều người ngạc nhiên hơn. Trong lúc các DN lớn đi mua bản quyền giống lúa lai với giá cả chục tỷ gây xôn xao trong Nam ngoài Bắc, thì việc một Cty giống cấp tỉnh bỏ ra số tiền dẫu chỉ bằng 1% phi vụ mua bán trên để rinh về giống lúa nếp DT22- theo nhiều người vẫn là không đáng đồng tiền bát gạo.

Nhưng “bé hạt tiêu”, DT22 ngày càng khẳng định được cái duyên thầm của một giống lúa nếp mang đặc trưng hương vị nếp đồng bằng Bắc bộ, khác hẳn những giống lúa nếp lai Tàu năng suất cao nhưng nhạt nhẽo. Lần lại phả hệ của DT22 người ta mới thấy giống lúa này sinh ra trong một gia đình có truyền thống đáng nể. DT22 được chọn từ tổ hợp lai TK90 x ĐV2. Bố của nó là nếp ĐV2 do cố giáo sư, TSKH Phan Phải – một nhà chọn giống nổi tiếng chọn ra vào năm 1985 mang chất lượng tuyệt vời của nếp hoa vàng thơm dẻo.

Mẹ của DT22 là lúa nếp TK90 được Viện BVTV chọn ra năm 1991 từ một giống lúa nếp ở tỉnh Hòa Bình- cái nôi của “mùa em thơm nếp xôi” với đặc tính dẻo, mùi thơm nhẹ dịu. Kế thừa được những gen trội của cả bố và mẹ nên DT22 được đánh giá là giống lúa nếp có chất lượng tuyệt vời, đáp ứng được khẩu vị của những người sành ăn nhất. Đặc biệt khi đời sống nâng cao, đòi hỏi ăn ngon nhất là với cơm nếp thì DT22 thuyết phục được nhiều người.

Tiến hành lai từ vụ xuân năm 1990, bắt đầu gửi khảo nghiệm quốc gia từ những năm 1998, 1999 đến 2002 thì DT22 được công nhận tạm thời nhưng nó vẫn chưa có chỗ đứng trong làng giống. Một giống lúa cam chịu, khiêm tốn và lúc đó chính tác giả của nó cũng không hy vọng nhiều sau này DT22 sẽ có ngày đăng quang. Bằng chứng là từ khi được công nhận tạm thời, DT22 rất ít được các DN giống để mắt tới, chuyện có ai bỏ ra cả trăm triệu để mua đứt bán đoạn nó càng trở thành không tưởng nhất là trong thời buổi làng giống “đông như quân Nguyên”, mươi ngày lại ra đời một giống mới.

Thật bất ngờ khi Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương gõ cửa Viện Di truyền Nông nghiệp đặt vấn đề mua bản quyền giống DT22. Mừng quá nên bên bán nhanh chóng làm thủ tục chuyển nhượng. Và hình như cũng không đánh cao ưu thế của DT22 nên nghe nói bên bán gần như “gả không” cho Cty Hải Dương. Một cuộc hôn nhân lặng lẽ mà người bán dù thấy rẻ vẫn mừng, sau cảm giác được trút bỏ.

Trái lại nếu tìm hiểu kỹ DT22, những người làm giống khó tính đến mấy cũng cho rằng đây là giống lúa nếp không đến nỗi nào, nếu không muốn nói DT22 có nhiều ưu điểm nổi bật. Trong một thời gian dài đưa ra đồng ruộng thi thố, DT22 đã khá kết với nông dân ĐBSH, đặc biệt là nông dân Hải Dương. Đầu tiên là DT22 có phổ thích nghi cực rộng, nó có thể phù hợp với cả thổ nhưỡng, khí hậu miền Bắc. Chính vì vậy không không đông đặc nhưng hiện nay DT22 có mặt ở khắp mọi nơi- chứng tỏ giống khá dễ tính.

Trong làng lúa nếp thì nếp cái hoa vàng có chất lượng cơm vô địch, với mùi thơm khó giống lúa nếp nào sánh bằng, nhưng đứng cạnh nếp cái hoa vàng thì DT22 vẫn nhận được từ bà con nông dân nhiều lời khen, thậm chí so với danh hiệu hoa hậu mà nếp cái hoa vàng đã giành được nhiều năm liền thì DT22 cũng "một mười một chín”, cơm nấu lên có mùi thơm đậm, dẻo, mềm nhưng không dính và nát.

Trên đồng ruộng DT22 đạt độ thuần gần như tuyệt đối, lá đòng đứng gọn, màu lá xanh nhạt, đẻ nhánh khá, trỗ bông tập trung, cổ bông ngắn, tỷ lệ hạt lép rất thấp. Cái “siêu” của giống lúa nếp mà nhiều người gọi là “2 trong 1” chính ở chỗ nó vừa có chất lượng cơm mang đặc trưng rõ nhất của một giống lúa nếp hàng đầu, có thể chinh phục nhiều bà nội trợ thì DT22 vẫn đạt năng suất khá cao- điều hiếm khi quy tụ trong một giống lúa, bởi cái gì đã ngon thì không thể nhiều.

DT22 đã được công nhận tạm thời năm 2002 và vừa qua DT22 đã được công nhận chính thức, cho phép SX trên diện rộng.

Bằng chứng rõ nhất- Vụ mùa năm ngoái tại ĐBSH, DT22 đã vượt ngưỡng 50 tạ/ha, thậm chí lên tới 58 tạ/ha. Nếu với gía thóc nếp hiện nay từ 16- 18.000 đồng/kg thì trồng nếp DT22 quá lời. Chẳng thế mà vụ mùa 2010, diện tích DT22 chỉ riêng mấy tỉnh ĐBSH đã trên ngàn ha, sang vụ ĐX 2011 vọt lên 3.000ha. Có một số huyện như Nam Sách, Kinh Môn (Hải Dương), người dân mạnh dạn cấy tới 70% diện tích nếp DT22, cả 2 vụ bởi DT22 là giống cảm ôn, khác hẳn nếp cái hoa vàng là giống cảm quang chỉ cấy được vụ mùa. Đây là sự thay đổi lớn trong tâm lý SX của nông dân, bởi trước nay bà con chỉ cấy lúa nếp gọi là, đủ dùng mấy ngày giỗ chạp, lễ tết. Còn bây giờ lúa nếp đã thành hàng hóa.

DT22 đã thựa sự lột xác. Từ một giống lúa ẩn mình, cam chịu nó đã trở thành giống lúa tên tuổi được nhiều bà con nông dân ưa thích. Sau một cuộc gả bán, nó không còn là giống lúa quê mùa. Làm thay đổi số phận giống lúa ấy có sự cả gan, thậm chí liều lĩnh của Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương. Bởi nếu không có cuộc chuyển nhượng bản quyền, DT22 có lẽ chưa có được cơ hội thể hiện những gì mà giống lúa hơn 10 năm tuổi này đang tỏa sáng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm