| Hotline: 0983.970.780

Công bố giá lúa ĐX: Tỉnh đủng đỉnh, dân ngóng chờ!

Thứ Ba 15/02/2011 , 09:10 (GMT+7)

Nông dân các tỉnh, thành ĐBSCL đang bắt đầu bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân chính vụ với niềm vui trúng mùa. Tuy nhiên, đến thời điểm này giá thành sản xuất lúa vẫn là một ẩn số vì chưa tỉnh nào công bố.

Nông dân các tỉnh, thành ĐBSCL đang bắt đầu bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân chính vụ với niềm vui trúng mùa. Tuy nhiên, đến thời điểm này giá thành sản xuất lúa vẫn là một ẩn số vì chưa tỉnh nào công bố.

Tìm về những huyện có diện tích sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang như Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng... vào thời điểm này đâu đâu cũng thấy không khí rộn ràng của vùng quê ngày mùa. Trên những cánh đồng, máy GĐLH, máy kéo ngược xuôi. Sân nhà, đường làng được tận dụng làm sân phơi lúa vàng rực.

Gia đình ông Trần Văn Thành, ở ấp Hòa Bình, xã Mong Thọ B, Châu Thành (Kiên Giang) vừa thu hoạch xong gần 8 ha lúa, đang phơi khô để bán tỏ ra khá phấn khởi. Theo ông Thành, năng suất lúa năm nay cầm chắc đạt 7,5 tấn/ha. “Giá lúa thương lái đang hỏi mua ở mức 5.400 – 5.500 đồng/kg. Với giá này mỗi ha lãi khoảng 10 triệu đồng” – ông Thành cho biết. “Nhưng chi phí năm nay có hết nhiều không?” - tôi hỏi. Ông Thành gãi đầu cười: “Mình là nông dân, lại làm ruộng nhà, cần cái gì thì mua cái đấy, có sổ sách gì đâu mà biết chi phí bao nhiêu. Có điều tôi mua thiếu chịu vật tư cũng gần 100 triệu đồng. Đang lo bán lúa trả nợ đây, không là họ lại tính thêm lãi quá hạn”.

Tuy không ghi sổ sách nhưng theo đa số bà con nông dân thì vụ lúa ĐX năm nay chi phí đầu tư ở mức 21- 22 triệu đồng/ha, tăng khoảng 3 triệu đồng so với năm ngoái. Chủ yếu là do tăng chi phí bơm tát đầu vụ và phân bón, thuốc BVTV. Ông Lê Văn Tuyền, Trưởng phòng NN-PTNT Tân Hiệp cho biết, hiện nông dân trong huyện đã thu hoạch được 2.000/36.665ha lúa ĐX, năng suất đạt khoảng 8,3 tấn/ha. Vụ ĐX này, theo tính toán thì chi phí của bà con trong huyện ở mức 2.600 – 2.700 đồng/kg lúa.

Sở dĩ có mức khá thấp như vậy là vì phần lớn nông dân Tân Hiệp sản xuất theo hình thức hợp tác, bớm tưới điện, cơ giới hóa làm đất, thu hoạch gần như 100% nên giảm được giá thành. Còn khi tính giá thành chung toàn tỉnh thì chắc chắn giá sẽ cao hơn. Tuy nhiên, với mức giá này thì chi phí đầu tư cũng đã lên đến 22-23 triệu đồng/ha. Với giá lúa như hiện nay (5.500 đồng/kg) nông dân Tân Hiệp đang có lãi 30- 50%.

Tìm đến Sở NN-PTNT Kiên Giang để hỏi về giá thành sản xuất vụ ĐX, một vị cán bộ ở đây cho biết UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính thực hiện, ngành nông nghiệp chỉ là đơn vị phối hợp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thấy bên đó yêu cầu phối hợp làm. Nhưng chắc chắn, giá lúa năm nay cũng sẽ ở mức tương đương hoặc cao hơn năm ngoái, tức ở mức khoảng 3.000 đồng/kg.

Tại vùng Tứ giác Long Xuyên và cù lao giữa sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh An Giang nông dân cũng bắt đầu thu hoạch lúa ĐX, giá lúa tươi (cắt máy chưa phơi) thương lái thu mua 4.900 – 5.000 đồng/kg. Nhà nông ở đây cho biết, giá lúa từ sau Tết đến nay đã bắt đầu tăng thêm khoảng 100-150 đồng/kg. Nguyên nhân giá lúa cao là do chưa vào thời điểm thu hoạch rộ, hơn nữa vụ TĐ vừa qua, lúa được giá nên nông dân bán hết ngay sau khi thu hoạch, trong khi lúa mới chưa có nhiều.

 Tuy nhiên, một số hộ nông dân cho biết, với mức giá này họ cũng chỉ có lời khoảng 20-25%. Lý do là họ còn phải trả tiền thuê đất từ 10-12 triệu đồng/ha (tùy đất tốt xấu). Thông thường, cách tính mà các cơ quan chức năng đưa ra thường có độ vênh rất lớn với nông dân vì bỏ qua yếu tố rất quan trọng này. Còn nếu gộp cả vào thì chí phí sản xuất lên đến trên 30 triệu đồng/ha. Nếu năng suất lúa đạt 7-7,5 tấn/ha và giá bán ở mức 5.000 đồng/kg thì coi như chỉ huề vốn.

Trước tết Tân Mão, giá lúa đã có thời gian lao dốc rất nhanh khiến không ít nông dân có lúa thu hoạch sớm mất vui. Và mới đây (ngày 11/2), VFA lại bất ngờ giảm giá sàn xuất khẩu gạo khiến nông dân càng lo lắng. Cụ thể, giá gạo loại 5% tấm từ 520 USD xuống còn 500 USD/tấn, gạo loại 25% tấm từ 498 USD xuống 480 USD /tấn. Điều này kiến nông dân thêm thấp thỏm về giá lúa, vì tháng 3 tới đây sẽ là đỉnh điểm thu hoạch rộ lúa ĐX. Liệu nông dân có tránh khỏi điệp khúc “được mùa rớt giá” như đã từng xảy ra?

Ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Năng suất vụ này đang đạt khoảng 7 tấn/ha. Giá lúa hiện nay thương lái đang mua có giảm so với trước tết khoảng 1.000đ/kg nhưng nông dân vẫn có lãi. Khoảng 2 tuần nữa nông dân sẽ thu hoạch rộ. Đồng Tháp là tỉnh có lúa ĐX thu hoạch sớm nhất. Tính đến nay các huyện trong tỉnh đều đã có lúa thu hoạch với năng suất khoảng 7 tấn/ha. Ông Lê Văn Lam (xã Tân Phước, Tân Hồng – Đồng Tháp) cho biết: Hiện nay, thu hoạch lúa xong là có người đến mua ngay tại ruộng với giá 4.400-5.000 đ/kg. Nếu phơi khô thì được 5.300-5.800 đ/kg. Tuy nhiên đa số bà con chọn phương án bán ngay tại ruộng cho khỏe. Khoảng tuần nữa là ruộng lúa nhà thu hoạch dứt điểm.

Tại An Giang nông dân cũng đang thu hoạch lúa ĐX sớm với năng suất khoảng 6-7,5 tấn/ha trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Ông Trần Văn Còn, nông dân ở xã Vĩnh Gia, Tri Tôn, An Giang cho biết: Vụ rồi vừa cắt xong bán được 6.000 đ/kg, vụ này 5.400 đ/kg (lúa IR 50404), lúa hạt dài cao hơn 400 đồng/kg.

Nông dân tỉnh Hậu Giang cũng đã thu hoạch được hơn 9.000ha lúa ĐX, năng suất đạt hơn 5 tấn/ha. Ông Phạm Hoài An, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, năm nay do tình hình sâu bệnh không quá phức tạp nên chi phí phát sinh không cao hơn năm ngoái. Tuy nhiên, do trượt giá, nông dân phải đầu tư mạnh hơn nên chắc chắc chi phí sẽ cao hơn. Với mức giá 5.300-5.500 đồng/kg như hiện nay thì nông dân đang có lãi khoảng 30%. Theo ông An, khi vào chính vụ lúa phải giữ được mức tối thiểu 5.000 đồng/kg thì nông dân mới có lời.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm