| Hotline: 0983.970.780

Cựu tù Côn Đảo thành tỷ phú ba ba

Thứ Ba 23/02/2010 , 10:02 (GMT+7)

Từ chiến sỹ cách mạng ông trở thành người nuôi hàng triệu con ba ba. Không những thế, ông còn là đầu mối truyền lại bí quyết nuôi ba ba cho cả vạn người. Ông là Tư Hồng...

Từ chiến sỹ cách mạng ông trở thành người nuôi hàng triệu con ba ba. Không những thế, ông còn là đầu mối truyền lại bí quyết nuôi ba ba cho cả vạn người. Ông là Tư Hồng hiện ngụ tại số 23 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, Củ Chi (TPHCM).

Về huyện Củ Chi, hỏi nhà ông Tư Hồng dường như ai cũng rành rọt “ổng là…vua ba ba đó”. Mới bước vào cổng, chúng tôi đã “choáng” khi thấy những hồ ba ba rộng thênh thang. Trong nhà, giữa phòng khách là tấm ảnh của Bác Hồ cùng những huân, huy chương của ông.

Bên ly trà nóng, ông Tư Hồng trầm tư kể lại cuộc đời sóng gió của mình “Năm 1963, khi mới 13 tuổi, tôi được cha dẫn từ Đồng Tháp lên Sài Gòn học nghề sửa xe hơi mà không hề hay biết đây là…cơ sở cách mạng bí mật. Giao con cho chủ gara, cha vội vàng trở về quê cùng với má thầm lặng hoạt động trong lòng địch. Sau này cha tôi mới nói thiệt, đưa con vào đó là muốn hướng con thành người cộng sản. Sau một năm học hỏi, làm quen với “nghề sửa ôtô”, năm 1964 tôi chính thức là thành thành viên của Hội Liên hiệp thanh niên học sinh Đặc khu Sài Gòn – Gia Định.

Tháng 9/1966 khi 17 tuổi tôi bị bắt giam tại Tổng nha Sài Gòn. Năm 1968 chúng đày tôi ra Côn Đảo nhốt chung với những chiến sĩ cách mạng bậc thầy như: Lê Hồng Tư, Lê Quang Vịnh, Trần Văn Tạo, Từ Thiên An (Bảy Ngọc), Đỗ Hoàng Hải…Cũng may, nhờ sử dụng giấy khai sinh giả, kẻ thù lầm tưởng tôi chỉ 15 tuổi nên năm 1970 chúng đưa trở về đất liền giam tại Tổng nha sau đưa về Chí Hòa. Rồi chúng dỗ ngon dỗ ngọt tôi đi quân dịch nhưng không được nên cuối năm 1970, chúng buộc phải thả tôi ra".

Ngày đất nước giải phóng, ông làm đủ nghề vẫn không khá lên được. Năm 1993, trong dịp họp mặt bạn tù, được nghe giới thiệu về mô hình VAC của một bạn tù tên Hiếu ở Củ Chi tôi liền mò lên thăm. Nhìn cơ ngơi nhà bạn, tôi mới nhận ra cơ hội làm giàu. Năm 1994 người bạn tù lên thăm dẫn theo mấy người Đài Loan. Mấy "ông Tàu" tỏ vẻ ngạc nhiên bảo tôi có trang trại tốt vậy sao không nuôi ba ba. Thật bất ngờ, 15 ngày sau họ gọi điện thoại báo đã mang 4.000 con ba ba giống sang đang chờ làm thủ tục ngoài sân bay, và đề nghị bán với giá hữu nghị…31.000đ/con. 4.000 con là hơn 120 triệu! Ngẫm đến số tiền mà tôi muốn…xỉu, nhưng quyết liều một phen xem sao.

Thật không thể kể xiết nỗi cực khổ, âu lo những ngày đầu mới nuôi ba ba. Những người Đài Loan sau khi giao con giống chỉ quẳng lại hai cuốn tài liệu bằng tiếng Đài. Sau đó, tôi bơm nước vào chuồng heo rồi thả ba ba vô, vì nước ít lại dơ nên ba ba không ăn, sau 2 tháng nuôi ngày nào cũng chết vài chục con nên hàng xóm ai cũng bảo tôi là đồ…dở hơi. Vướng vào con ba ba mà tôi sút hơn 10kg. Hết cách, tôi đành căng tấm mùng xuống ao cá và thả xuống ba chục con, nào ngờ nửa tháng sau ba ba vớt lên không chết mà còn lớn gấp 3 lần những con nuôi trong chuồng heo. Lúc này tôi mới hiểu nguyên nhân ba ba không lớn là do nguồn nước.

Do không có kinh nghiệm nên không biết ba ba lớn cỡ nào thì bán được. Nhớ lại hồi làm việc ở thành phố, đi ngang quán Hương Rừng thấy treo biển “Hôm nay có ba ba” tôi khăn gói xuống thành phố rủ mấy người bạn đến quán nhậu để dò...giá cả. Sau chầu nhậu, tôi mừng thầm vì ba ba được tính tới 350.000 đồng/kg. Hai ngày sau, tôi trở lại quán Hương Rừng, tìm gặp người quản lý. Nghe tôi nói có ba ba tự nuôi họ đồng ý mua ngay nhưng không nói giá trước. Cuối cùng tôi nói đại 200.000 đồng/kg thì họ yêu cầu mỗi ngày mang 10 con đến.

Ông Tư Hồng vui mừng bật mí: “Hiện nay trang trại của tôi có rất nhiều người Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản đến đặt mua tới 6 tấn ba ba/tháng. Người Đài và Hàn thích ba ba chừng 6-7 lạng để nguyên con mua 20 USD/kg. Người Nhật lại yêu cầu ba ba từ 1kg trở lên, chế biến đông lạnh, bỏ đầu, chân, nội tạng trả 40 USD/kg. Tuy nhiên, đến nay tôi chưa dám đồng ý vì làm ăn với người nước ngoài không cho phép rủi ro, nếu không cung cấp đủ theo hợp đồng thì sẽ phải bồi thường rất lớn".

Ngay hôm đó tôi về lặn ngụp dưới ao bắt nhưng vì chưa quen nên bị ba ba cắn te tua. Lần đầu tiên cân 10 con được 12 kg, nhà hàng giao ngay 2,4 triệu ngon ơ. Từ hôm ấy, mỗi ngày tôi trầm mình dưới ao mấy giờ để bắt cho đủ 30 con giao cho 3 nhà hàng, một tháng giao tổng cộng 900 con ba ba thu 180 triệu đồng.

Nhiều lần giao hàng, nghe người đầu bếp nói tôi mới biết lâu nay đã bán rất nhiều ba ba cái, con nào cũng đầy bụng trứng nên bắt đầu nảy ra ý tưởng làm giống ba ba. Sau hai tháng, lứa ba ba con đầu tiên ra đời với số lượng lên đến hàng ngàn con. Từ đây trại ba ba Tư Hồng rộng 2 ha ở Củ Chi ra đời!

Có tiền tôi đầu tư thêm một trại khác rộng 7 ha tại huyện Bến Cát, Bình Dương. Năm 2007, trại ba ba này với hơn 30.000 con bị lũ cuốn sạch thiệt hại trên 2 tỷ. Sau lần đó, tôi phải cắn răng cầm trang trại vay 200 triệu tái đầu tư con giống. Hiện tại hai trang trại của tôi cung cấp ba ba cho hàng loạt nhà hàng, nông dân TPHCM cũng như các tỉnh lân cận.

Nhìn lại chặng đường đã qua, ông Tư Hồng trầm ngâm: “Tôi rất trân trọng những năm tháng theo cách mạng vì đó là thời gian tốt nhất cho tôi rèn giũa tinh thần, bản lĩnh, tính kiên trì, dù khó khăn cỡ nào cũng vượt qua được. Nếu không, có lẽ tôi đã buông tay đầu hàng khi gặp thất bại quá nhiều".

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm