| Hotline: 0983.970.780

Đặc sản măng khô Lào Cai sẵn sàng chờ tết đến

Chủ Nhật 24/12/2017 , 08:19 (GMT+7)

Từ lâu, khi nhắc tới nông đặc sản của tỉnh Lào Cai mỗi dịp giáp tết, có một món không thể bỏ qua, đó là măng khô. Đây là sản phẩm thủ công của nhiều hộ gia đình ở các huyện Văn Bàn, Bảo Yên.

Dù có giá tương đối đắt, nhưng nếu muốn mua nhiều, khách vẫn phải đặt trước vì sản phẩm làm ra không nhiều. Đặc biệt là các loại măng khô loại 1, nổi tiếng là ngon, được làm từ măng nứa, bát độ…
 

Công phu và tỉ mỉ

Nhìn những miếng măng khô đã cắt thành miếng, thơm mùi đặc trưng được gói kỹ trong túi nilon, ai cũng nghĩ làm đơn giản ấy mà – nhưng không phải vậy. Tuy hoàn toàn làm thủ công, nhưng tạo ra được sản phẩm măng khô ngon, đẹp mắt là cả một sự công phu, tỉ mỉ bất ngờ.

08-29-10_1
Theo người dân, loại măng khô ngon nhất phải được làm từ măng nứa

Bà Phạm Thị Lan, có mấy chục năm kinh nghiệm làm măng khô ở thôn 7, xã Long Khánh, huyện Bảo Yên cho biết, muốn có măng khô ngon để bán dịp tết, phải bỏ công rất nhiều. Thường là vào tháng 6 – 7 Âm lịch, người dân ở Long Khánh phải lên rừng đi lấy măng. Có nhiều loại măng có thể làm khô như măng mai, măng vầu, măng nứa, măng hốc, măng bát độ… Tuy nhiên, theo bà Lan, nếu nói đến đặc sản, ngon và đẹp nhất phải là măng nứa.

Măng được chọn để làm khô phải là loại không non cũng không được già quá, đảm bảo độ thơm, ngon và vừa đủ dai khi thành phẩm. Sau khi đem về, măng được bóc lớp vỏ ngoài, làm sạch. Công đoạn tiếp theo là luộc măng. Theo bà Lan, luộc măng ngon cũng là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác. Khi luộc, phải đợi nước sôi mới được bỏ măng vào nồi. Giữ lửa cháy đều, chừng 20 – 30 phút thì vớt măng ra ngâm vào nước lạnh. Nếu như luộc quá giờ, khi thành phẩm, măng sẽ bị ngả màu sẫm, không được đẹp mắt...

Bà Lan khẳng định, với quy trình thủ công này, không cần dùng bất kỳ một loại hóa chất bảo quản nào, măng khô vẫn ngon và đẹp. Nếu bảo quản tốt, măng khô có thể để tới 2 năm vẫn ăn bình thường. “Với kinh nghiệm nhiều năm làm măng khô, tôi chỉ cần nhìn thoáng qua là biết là loại măng gì, có ngon không. Nhìn mặt măng là biết, phải có màu vàng tự nhiên. Tôi cũng từng gặp loại măng họ bán có ngâm thuốc bảo quản, khi sờ vào thấy măng mềm hơn, màu cũng ngả vàng tươi hơn.

08-29-10_2
Quá trình làm măng khô khá công chu, tỉ mỉ

Anh Nông Văn Vỹ, thôn 3, xã Việt Tiến (cùng huyện Bảo Yên) cho biết, nhiều năm qua, gia đình anh có truyền thống làm măng khô bán cho khách dịp giáp tết. Mỗi năm, gia đình anh xuất bán khoảng 2 tạ măng khô. Do đó, anh phải mua lại măng tươi của các hộ trong xã để chế biến. Phải mất 17 – 18 kg măng tươi mới được 1 kg măng khô thành phẩm. Do lượng nguyên liệu đầu vào nhiều, anh Vỹ phải phân thành nhiều loại. Chính vì vậy, giá cả cũng đắt rẻ nhiều mức độ khác nhau. Nhưng ngon và đắt nhất vẫn là măng nứa khô miếng, loại 1.

Ảnh Vỹ bảo, từ hồi biết làm măng khô bán tới giờ, năm nào cũng cháy hàng chứ chưa lo tới chuyện ế hàng. Khách hàng thường là người quen, có khi đặt liền cả tạ để đem đi biếu người thân, bạn bè. Đầu mùa, giá rẻ hơn cả, tầm 160 – 180 nghìn đồng/kg. Dịp tết thì dao động 220 – 250 nghìn đồng. Có năm khan hàng, khách trả một kg 300 nghìn vẫn không có để bán.

08-29-10_3
Hầu hết các cơ sở sản xuất hàng Tết đều mang quy mô nhỏ lẻ

Bà Lan cười bảo, cách đây mấy tháng, bí tiền quá, đành bán đi tiêu nhưng giá chỉ được 160 nghìn đồng/kg. Đợt này nhà còn một ít thì gom lại gửi cho người nhà, chuẩn bị có việc cỗ bàn. Nhiều khách tìm đến tận nhà hỏi mua, trả giá cao mấy cũng chẳng có hàng để bán.
 

Hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm

Trao đổi với NNVN, bà Nguyễn Thị Hải Anh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai cho biết, chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, đơn vị đã và đang tham mưu cho Sở Y tế, UBND tỉnh ra các văn bản triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP. Từ đó, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành liên quan, đặc biệt là 3 ngành: Y tế, Nông nghiệp và Công thương tập trung tăng cường thanh, kiểm tra trên địa bàn toàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Hải Anh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai

Sắp tới, sẽ thành lập nhiều đoàn kiểm tra, do ngành y tế chủ trì, kiểm tra một loạt các cơ sở sản xuất các mặt hàng được có sức tiêu thụ lớn trong dịp tết như bánh mứt kẹo, giò chả, măng khô, bia rượu…

Đối với các huyện, thành phố sắp tới cũng phải thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra tại địa bàn mình quản lý. Nhưng làm sao phải không được chồng chéo nhưng cũng không bỏ sót các mặt hàng kém chất lượng phải tới tay người tiêu dùng.

Theo bà Anh, bên cạnh việc kiểm tra, lực lượng chức năng cũng cần phải phối hợp với các cơ quan báo chí, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân nắm bắt, chọn lựa, tiêu dùng được các mặt hàng thực phẩm an toàn. Từ đó hạn chế tối đa các vụ ngộ độ thực phẩm khi tết đến xuân về.

Bà Anh chia sẻ, địa bàn Lào Cai rất rộng, các cơ sở sản xuất thực phẩm thì đa số nhỏ lẻ, manh mún, mang tính chất hộ gia đình như làm trâu sấy, lạp xường, măng khô… rất khó kiểm tra, kiểm soát. Chính quyền phải giúp người dân phải thay đổi cung cách sản xuất, dần hình thành các nhóm, tổ hợp tác xã, có như vậy các mặt hàng đặc sản mới đi xa được.

08-29-10_4
Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm

Thẳng thắn thừa nhận về những tồn tại trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP, bà Anh cho biết, việc chủ động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm ở các địa phương thực sự là chưa tốt. Có những huyện, cả năm không xử lý được một vụ vi phạm nào trong lĩnh vực ATTP. Điều này, do nhiều nguyên nhân cũng có thể là nể nang hoặc trình độ năng lực của cán bộ hạn chế, làm việc chưa bài bản. Nếu cứ như hiện nay, việc xử lý vi phạm đang tiến triển rất chậm, không tăng được hiệu quả, hiệu lực vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ATTP.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm