| Hotline: 0983.970.780

Đầm Hà sẽ thành trung tâm thủy sản

Thứ Ba 21/11/2017 , 15:35 (GMT+7)

Nghị quyết số 13-NQ/TU của Tỉnh uỷ Quảng Ninh về phát triển kinh tế thuỷ sản tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: “Đầm Hà sẽ tập trung phát triển trở thành trung tâm sản xuất giống thuỷ sản của tỉnh...”.

16-47-22_dsc_0849
Nuôi tôm thương phẩm ở huyện Đầm Hà

Theo kế hoạch, năm nay huyện Đầm Hà sẽ thả nuôi 1.180ha thuỷ sản các loại (nước mặn, lợ 1.000ha, nước ngọt 100ha, lồng bè 80ha); sản lượng 6.300 tấn thuỷ sản các loại (nuôi mặn, lợ 5.470 tấn gồm tôm 3.270 tấn, nhuyễn thể 1.800 tấn, cá biển 400 tấn...; còn lại là nuôi nước ngọt, lồng bè).

Để thu hút đầu tư vào thuỷ sản, Huyện uỷ Đầm Hà đã ban hành chương trình hành động số 35 về phát triển kinh tế thuỷ sản huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, huyện triển khai quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 2.300ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 1.000ha nuôi tôm.

Cùng với quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, huyện tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện, cải cách hành chính, cung cấp thông tin pháp lý và các chính sách thu hút đầu tư để phát triển thuỷ sản.

Đến nay, huyện đã thu hút được nhiều dự án thuỷ sản lớn, như Trung tâm SX giống công nghệ cao và nuôi trồng thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh của Tập đoàn BIM, quy mô 125ha, tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng; Vùng nuôi trồng thuỷ sản của Bộ NN-PTNT, tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng…

Đặc biệt, Dự án Khu phức hợp SX tôm chất lượng cao do Tập đoàn Việt - Úc, đối tác chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, làm chủ đầu tư, đã chính thức được xây dựng tại xã Tân Lập, tổng diện tích hơn 300ha, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, được xác định là điểm nhấn cho phát triển ngành SX tôm công nghệ cao của Quảng Ninh.

Dự án bao gồm các hạng mục như khu SX giống quy mô 8 tỷ con giống/năm; khu nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh, mật độ 200 - 500 con/m2, năng suất 100 - 300 tấn/ha/năm, nuôi theo công nghệ nhà màng; nhà máy chế biến để tăng giá trị con tôm; nhà máy SX thức ăn nuôi tôm. Dự án sử dụng khoảng 2.000 lao động địa phương.

Bước đầu, dự án được triển khai trên diện tích 187,8ha, mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn I xây dựng toàn bộ hạ tầng kỹ thuật cơ bản, khoảng 80ha khu nuôi tôm thương phẩm số 3 và số 4 với 450 ao nuôi; khu xử lý nước thải, khu ao lắng, khu văn phòng, nhà ở, trạm điện SX, trại post, khu thu gom và xử lý rác thải. Giai đoạn II xây dựng khu nuôi tôm thương phẩm số 1 và số 2 và các hạng mục còn lại.

Để đảm bảo dự án được triển khai thuận lợi, tỉnh đã đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ dự án bằng ngân sách tỉnh. Huyện Đầm Hà quyết liệt trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi nhất cho chủ đầu tư triển khai dự án.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ Tập đoàn Việt - Úc, cho biết: Tập đoàn Việt - Úc là đơn vị đầu tiên, duy nhất trong nước đã SX thành công tôm giống bố mẹ chất lượng cao theo công nghệ của Úc. Mục tiêu của dự án tại huyện Đầm Hà là xây dựng khu thuần dưỡng tôm bố mẹ, SX tôm giống sạch bệnh, kháng bệnh; xây dựng khu nuôi tôm trong nhà kính SX tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao, đảm bảo các tiêu chuẩn để XK đến các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, góp phần tăng nhanh kim ngạch XK thuỷ sản Quảng Ninh.

Với chương trình chia sẻ hợp tác chiến lược, Tập đoàn cam kết thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, quy mô dự án và tập trung thu hút, lan toả công nghệ, chuyển giao công nghệ nuôi tôm cho người dân vùng dự án, để phát triển nuôi tôm bền vững với mục tiêu chiến lược xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm lớn nhất miền Bắc.

Với tinh thần đó, Tập đoàn Việt Úc quyết tâm dự kiến khoảng tháng 3/2018 có được lứa giống đầu tiên để đưa ra thị trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng Khu phức hợp SX giống, nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao siêu thâm canh tại huyện Đầm Hà hứa hẹn đáp ứng tốt hơn nhu cầu tôm giống chất lượng cao cho các hộ nuôi tôm trong toàn tỉnh và các địa phương khác trong khu vực.

Điều này chắc chắn tạo ra những bước đột phá trong thực hiện thành công Nghị quyết 13-NQ/TU của Tỉnh uỷ, đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm phát triển ngành tôm phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm