| Hotline: 0983.970.780

Dân trồng mít khốn đốn vì tin đồn 'chích thuốc'

Thứ Ba 28/07/2015 , 06:39 (GMT+7)

Tin đồn mít chích thuốc cho chín, nên thị trường tẩy chay, mít các vựa thừa mứa khiến giá tụt dốc thê thảm.

Suốt 2 tháng nay, nông dân trồng mít tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán (Đồng Nai) khốn đốn đủ đường khi giá mít thương lái mua chỉ có… 500 đồng/kg. Họ nói rằng, do có tin đồn mít chích thuốc cho chín, nên thị trường tẩy chay, mít các vựa thừa mứa khiến giá tụt dốc thê thảm.

Rẻ như cho

Từ tháng 4 đến nay là thời điểm cây mít bước vào giai đoạn cho trái sung nhất. Thời điểm tháng 4 và tháng 5, thương lái đổ xô mua, xe tải, xe máy chạy ầm ầm vào rẫy, vào vườn cắt mít. Nông dân chỉ việc ngồi uống nước trà, xem thương lái chọn mít, cân lên và tính tiền. Mỗi vụ trúng mùa, trúng giá, mít đạt tới 10.000 – 12.000 đồng/kg, nông dân thu cả trăm triệu/ha. Nhiều hộ tại xã Phú Ngọc coi đây là nguồn kinh tế chính, nên tập trung đầu tư với diện tích và nguồn vốn rất lớn.

Bà Nguyễn Thị Dòn, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Định Quán khẳng định: “Hiện tại chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin này từ nông dân, cũng không được nghe phản hồi lại vụ việc này. Chắc chắn chúng tôi sẽ kiểm tra vấn đề này sớm để bảo vệ người trồng mít và danh tiếng cho huyện”.

Nhưng ngờ đâu, khoảng 2 tháng nay, mít bỗng dưng xuống giá tới mức thảm hại. Ông Trần Trọng Sự (ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) cho biết: “Vừa rồi thương lái vào mua mít, tôi phụ anh ta cắt đúng 2 tấn, thương lái nói 500 đồng/kg làm tôi bật ngửa vì ngạc nhiên”.

Ngay khi nghe tin như “sét đánh” đó, ông khựng lại, không tin nổi vào tai mình, phải hỏi lại nhiều lần mới tá hỏa. “Chưa năm nào giá mít xuống tới mức thê thảm như thế này, gọi là thảm hại mới đúng.

Các thương lái nói, do gần đây có tin đồn mít được chích một loại thuốc cho mau chín, khiến người tiêu dùng tẩy chay không ăn nữa, các vựa mít thừa mứa hàng trăm tấn hàng không bán được. Do đó, thương lái chỉ có thể mua của nông dân với giá 500 – 1.000 đồng/kg, chứ không dám mua cao hơn, vì bán lại cho vựa sẽ lỗ chắc!”.

Mít đã cắt rồi không thể bỏ đi, không thể lưu kho, ông Sự đành ngậm ngùi nhìn 2 tấn mít thơm lừng, chín mọng của mình chất lên xe đầy nuối tiếc. Cầm trong tay 1 triệu đồng, ông không kìm nổi sự tức giận khi không biết tin đồn từ đâu mà khiến cả gia đình ông bao nhiêu năm bán mít nay chịu cảnh điêu đứng như vậy. Mọi năm, với 2 tấn mít, ông thu về cũng cỡ hơn 20 triệu đồng để có tiền đầu tư cho vụ sau.

Không chỉ riêng ông, các hộ nông dân trồng mít tại xã Phú Ngọc đều chịu chung số phận. Ông Mai Văn Chí (ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) than phiền: “Chúng tôi làm ăn chân chính, trồng mít chín vàng, thơm nực mùi mới bán, chứ đâu có bán mít non hay để cho thương lái cắt bừa bãi được đâu. Thế mà không hiểu tin đồn mít non bị bơm thuốc từ đâu ra, khiến nông dân chúng tôi khổ như thế này!”.

Vừa rồi, ông Chí cũng “chết đứng” khi nghe cô con gái báo giá tiền vừa bán cả tạ mít thơm phức trên cây chỉ có… 50.000 đồng. Tức tốc điện thoại lại vì sợ thương lái đưa nhầm, ông mới biết là giá mít chỉ có 500 đồng/kg, có nơi họ còn mua… 300 đồng/kg. Cầm tờ 50.000 đồng trên tay, ông Chí phát khóc vì cả tạ mít của ông chỉ đủ cho hai ông bạn già uống ly cà phê vỉa hè và nhâm nhi vài cái bánh là hết.

Cần xác minh sớm tin đồn

Theo ông Chí, năm vừa rồi, ông đầu tư đúng theo phương pháp đã được tập huấn từ Trạm Khuyến nông huyện và các đơn vị chuyên ngành khác, nên chi phí đầu tư cho tưới tiêu, phân bón, dọn cỏ, ngót ngét cũng 30 triệu đồng. Cả vụ vừa rồi, gần 300 cây mít của ông, không cây nào không có trái, mỗi trái sơ sơ cũng 7 – 8 kg, có trái lên tới 10 kg. Tiếc rằng, giá cả quá thấp, toàn vụ ông chỉ thu về không quá 7 triệu đồng. Lỗ nhiều quá, ông thành ra nhát tay, không dám cho mít ra vào tháng 8, tháng 9 nữa, mà phải cắt bỏ để tiết kiệm chi phí phân bón, chờ giá cả vụ sau.

Chính những thương lái, người trực tiếp đến thu mua mít của nông dân cũng cảm thấy không hài lòng vì bản thân bị mất uy tín. Anh Bảo, một thương lái mít thường xuyên tại xã Phú Ngọc và một số xã lân cận chia sẻ: “Bản thân chúng tôi khi vào vườn cắt trái cũng phải lựa quả nào chín mới cắt, quả non để lại, vì bỏ vào vựa họ cũng trả về. Nhiều người thiếu kinh nghiệm cắt phải quả hơi non thì lập tức vứt bỏ chứ không dại gì mang đi để tốn công “cõng” ngược lại”.

Theo kinh nghiệm của các thương lái mít nhiều năm, để biết trái mít nào chín, họ chỉ cần đánh giá qua lượng mủ tại cuống mít, hoặc nhìn vào lớp da mít ngả vàng, hơi có mùi thơm là có thể cắt được. Mít loại này để sau một ngày là thơm lừng, bán thời điểm đó mới có giá cao. Còn mít non đương nhiên họ không cắt vì vựa không lấy, bán cho người tiêu dùng họ ngửi không thấy thơm cũng chẳng mua. Còn việc dùng thuốc mới chỉ là tin đồn, chưa được kiểm chứng. “Lâu nay giá mít đang cao, một trái bán ra cả nông dân và thương lái đều có lãi, vậy cần gì phải tốn thêm tiền mua thuốc chi cho khổ”, anh Bảo quả quyết.

Ông Dương Hữu Nhạc, Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, cho biết: “Bản thân ông chưa nhận được phản ánh về tình trạng mít chích thuốc cho mau chín bao giờ, vì xưa nay Phú Ngọc chưa bao giờ có hiện tượng này. Còn đối với giá mít xuống thấp, có lẽ một phần ảnh hưởng của mùa vụ. Vì khi mùa mưa, mít ít ngọt hơn, nên giá cũng xuống, nhưng tới mức 500 đồng/kg thì quá thấp, không thể tưởng tượng nổi!”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm