| Hotline: 0983.970.780

Đền Đồng Cổ thờ ai?

Thứ Ba 22/03/2016 , 13:10 (GMT+7)

Không ít tài liệu sách báo, phương tiện thông tin đại chúng và rất nhiều người cho rằng “Đồng Cổ từ” ở Yên Định (Thanh Hóa) và quận Tây Hồ (Hà Nội) là hai ngôi đền thờ thần Trống Đồng.

Bài "Thờ trống đồng ngay giữa Thăng Long" (Báo Văn hóa - Thể thao) viết: "Trống đồng đã đi vào thư tịch, truyền thuyết, lịch sử và... được ông cha ta dựng đền, miếu để thờ. Theo PGS Trịnh Sinh, hiện nay ở nước ta còn 2 địa phương có di tích thờ trống đồng (thần Đồng Cổ) là Hà Nội và Thanh Hóa (...) thần Đồng Cổ là sự hóa thân của di vật thiêng quý, nên nhiều nơi đã lập đền, miếu, đình thờ và mở hội thề".

Bài "Đền Đồng Cổ (Kẻ Bưởi)" (Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam) viết: "Đền Đồng Cổ thờ thần Trống Đồng, được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào năm 1028 tại thôn Nam, Đông Xã, Yên Thái."... Và rất nhiều tài liệu sách báo khác.

Sự nhầm lẫn này đã tồn tại hàng chục năm qua, và được tuyên truyền, "dĩ hư truyền hư" rộng rãi trong dịp Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Vậy sự thực, đền Đồng Cổ thờ ai? 

Lần giở lại các thư tịch cổ ghi chép về đền Đồng Cổ, chúng ta sẽ thấy không hề có tài liệu nào nói đền thờ thần Trống Đồng.

Sách “Việt điện u linh” (Lý Tế Xuyên), biên soạn năm 1329, ghi chép về đền Đồng Cổ với cái tên được sắc phong và gia phong “Minh chủ linh ứng bảo hựu Đại vương”. Sách này viết: “Theo truyện Báo cực chép: Vương là thần núi Đồng Cổ. Khi xưa, Lý Thái tông còn là thái tử, phụng mạng vua cha là Thái tổ, đem binh đi đánh Chiêm Thành (1020), đến Trường Châu, đóng quân tạm nghỉ. Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, nhà vua chợt thấy một dị nhân, thân cao 8 thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc, lập chút công nhỏ”.(tr. 83- NXB Văn học - 1972)

“Lĩnh Nam trích quái” (Vũ Quỳnh-Kiều Phú) chép: “Thần núi Đồng Cổ là linh thần thượng đẳng ở nước ta. Núi ở xã Trì Nê thượng, huyện Yên Định. Khi Lý Thái tông còn là Thái tử đi đánh Chiêm Thành tới Trường Châu, đêm quá canh ba mộng thấy một dị nhân mặc giáp phục, tự xưng là sơn thần nghe vua Nam chinh xin theo quân vua lập chiến công. Vua nhớ rõ những lời nói chuyện trong mộng”(tr.149- NXB Văn học - 1990).

“Thanh Hóa kỷ thắng" (Bản chữ Hán VHv.1242) viết về đền Đồng Cổ: “…Trong đền thờ thần có trống đồng (…). Nguyên thần là tinh khí của trái núi, rất linh ứng. Xưa Hùng vương đi đánh Chiêm Thành trú binh dưới chân núi Khả Lao, đêm mộng thấy thần nhân nói rằng:

- Nguyện được đem trống đồng đi phù trợ vương chiến thắng.

Đến khi lâm trận, cứ nghe trong không trung mơ hồ âm thanh của trống đồng và đao kiếm. Quả nhiên thu được toàn thắng (...). Đến thời Lý Thái tổ, người Chiêm Thành xâm phạm bờ cõi. Khi ấy, Thái Tôn đang là Thái tử. (….) Canh ba, vua mộng thấy một người dáng dấp rất to lớn, mình mặc chiến bào, tay cầm bảo kiếm nói rằng:

- Ta là thần núi Đồng Cổ, nay nghe Thánh giá nam chinh, nguyện đi theo lập công.

Vua đồng ý cho. Đến khi tỉnh dậy, vua lệnh cho làm bài vị để trong kim xa. Bề tôi theo đó mà làm, quả nhiên đến sau thu được toàn thắng”.

“Đồng Cổ miếu bi ký” 銅鼓廟碑記 (Bia miếu Đồng Cổ) viết: “Trong thung lũng núi có miếu cổ, thờ thần núi” (中有古廟奉事山神-Trung hữu cổ miếu, phụng sự sơn thần). Bia này còn cho biết “Năm Canh Thân (1800) bỗng ở phía sông Nam Ngạn được một chiếc trống đồng (…) quan đặc sai Đốc trấn Thanh Hoa bèn đem trống đồng mới được, tặng lại miếu thần để xuân thu tế tự,  giúp thêm NHẠC KHÍ cho miếu thần”.

Vì có công lớn nên vua Lý Thái Tông rước thần núi Đồng Cổ về Thăng Long để thờ. Sau này thần báo mộng cho vua Lý tránh được loạn “tam vương” và được phong là “Thiên Hạ Minh Chủ”. "Lịch triều hiến chương loại chí" (Phan Huy Chú) viết: "... trước một ngày, vua nằm chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ bảo vua rằng: "Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh sắp làm loạn, phải đem quân đánh ngay đi". Vì thế mà đã cảnh bị sẵn, mới dẹp loạn được. Đến đây, vua phong cho thần Đồng Cổ tước vương và sai làm miếu thờ ở bên hữu thành Đại La, sau chùa Thánh Thọ".

Như vậy, núi Đồng Cổ vốn có tên là Tam Thai, hoặc núi Khả Lao. Sau khi Thần núi Tam Thai dùng binh khí là trống đồng phù trợ vua Hùng chiến thắng, vua đã đổi tên núi thành núi Đồng Cổ (núi Trống Đồng) và lập miếu thờ  "Đồng Cổ sơn thần" (Thần núi Đồng Cổ).  “Đồng Cổ từ” 銅鼓祠 (Đền Đồng Cổ) chỉ là cách gọi tắt của "Đồng Cổ Sơn từ" 銅鼓山祠 (Đền Núi Đồng Cổ).

Do không tìm hiểu thần tích, lại thấy bên trong miếu có chiếc trống đồng (vốn được cung tiến làm đồ tế khí) nên nhiều người, kể các các nhà nghiên cứu nhầm tưởng đền này thờ thần trống đồng, rồi liên tưởng đến tín ngưỡng thờ thần trống đồng. Xem cách bài trí trong đền thờ Thần Đồng Cổ (cả ở Thanh Hóa và Hà Nội) thì chiếc trống được đặt ở trên giá thấp, phía dưới nền gạch, trước bàn thờ Thần núi Đồng Cổ. Nếu là thờ "thần Trống Đồng" hẳn chiếc trống phải được bày ở vị trí cao, trang trọng nhất, thay cho tượng.

Thế là, thay vì tưởng nhớ công lao phù trợ, đánh đuổi giặc ngoại xâm của thần núi Đồng Cổ-Tinh khí chung đúc của núi sông, người ta lại cúi đầu khấn vái và tụng ca cái trống đồng-nguyên là thứ binh khí lúc xung trận của ngài. Làm như vậy khác nào thay vì thờ phụng và ngợi ca Thánh Gióng, lại đi thờ cái gậy sắt hoặc bụi tre ngà - một thứ vũ khí đánh giặc của ông! (Nhầm lẫn tên đền với tên thần còn được PGS Vũ Ngọc Khánh đưa vào sách "Địa chí Thanh Hóa").

Cũng từ sai lầm này mà Hội Cổ vật Thanh Hoa đã từng làm lễ rước 100 cái trống đồng mới đúc lên đền thờ này để xin “thần Trống Đồng” nhập linh, trước khi đem ra Thăng Long cung tiến (!)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm