| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo, hấp dẫn chợ củ cải đỏ Sa Pa

Thứ Tư 16/08/2017 , 13:20 (GMT+7)

Một sắc màu vừa tươi mới, vừa hấp dẫn đối với bất kỳ ai khi đến phiên chợ này. Đó là sắc đỏ của củ cải, một loại nông sản được người dân bản địa Sa Pa (Lào Cai) trồng trên núi cao, mang xuống bày bán tại chợ phiên.

Đến phiên chợ Sa Pa, du khách đặc biệt ấn tượng với củ cải đỏ. Đây là giống củ cải được người vùng cao Sa Pa trồng nhiều năm nay với diện tích lớn. Loại cải này khá thích hợp với tiết trời mát lạnh, hợp với đất núi Sa Pa vì thế cho củ to và màu đỏ tươi trông khá bắt mắt.

20-07-26_nh_1
Màu đỏ tươi của củ cải đỏ đã tạo nên sắc màu độc đáo cho phiên chợ Sa Pa.

Khi được hỏi về giống cải qúy này, chị Tẩn Thị Sung, một người bán củ cải đỏ cho biết: “Giống cải đỏ được trồng trong thời gian hai tháng, ưa lạnh, ăn rất ngọt và bổ dưỡng. Mỗi kg củ cải đỏ được đồng bào bán với giá 10 ngàn đồng. Củ cải đỏ Sa Pa luôn giữ được độ tươi và màu sắc”. Vì thế, mặc dù ngày nào đồng bào cũng mang củ cải xuống bán tại phiên chợ nhưng đều bán rất chạy, đặc biệt du khách thường hay mua về sử dụng với khối lượng lớn. Màu đỏ của củ cải đã tạo nên một sắc màu đặc biệt của phiên chợ phố núi, góp phần tạo nên sự sinh động và sức sống của cuộc sống nơi đây.

Tại phiên chợ, củ cải đỏ là loại nông sản nổi bật so với các loại rau xanh khác. Nổi bật không chỉ bởi sắc đỏ của nó mà bởi loại rau này chiếm một số lượng lớn trong phiên chợ. Củ cải còn để nguyên lá xếp lên nhau thành từng dãy nhìn rất đẹp mắt và tươi ngon. Củ cải đỏ ở Sa Pa to, bề ngoài nhẵn và đậm đà màu sắc.

20-07-26_nh_2
Đồng bào vùng cao Sa Pa trồng củ cải đỏ quanh năm và mang xuống núi bán cho du khách.

Củ cải đỏ Sa Pa hầu hết được trồng trên núi cao, trong điều kiện khí hậu mát lạnh, không có sự kích thích của thuốc trừ sâu hay phân hóa học vì thế chất lượng rau vừa ngon, vừa đảm bảo an toàn. Tiết trời mát mẻ nên củ cải tại chợ luôn giữ được độ tươi.

Để có những mẻ củ cải mang xuống chợ, chiều hôm trước, người vùng cao lên núi nhổ củ cải, rũ sạch đất và mang về để xuống nền đất cho tươi. Sáng hôm sau, họ cho củ cải vào gùi, tải, thồ bằng ngựa mang xuống chợ. Sáng sớm tinh mơ, trên các ngả đường xuống phố núi, không khí người dân thồ củ cải xuống chợ khá tấp nập. Người dân bản địa bán củ cải trong cả ngày. Thông thường, củ cải được cân lên để bán, có khi không cân mà chỉ bán theo củ với giá từ 2 ngàn đồng/củ to tùy theo sự lựa chọn của khách.

Củ cải đỏ Sa Pa khi thưởng thức mang lại một dư vị khó quên. Khi mua về, người ta có thể chế biến củ cải đỏ thành nhiều món ngon như luộc, ninh xương heo, xào, muối dưa, nộm… Mỗi món đều có một vị ngon riêng.

20-07-26_nh_4
Củ cải đỏ là nguồn thu nhập đáng kể của người vùng cao Sa Pa.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm